Giải ngạch dự bị nghĩa vụ quân sự là gì? Hạ sĩ quan dự bị được giải ngạch trong trường hợp nào?

Cho hỏi: Giải ngạch dự bị nghĩa vụ quân sự là gì? Hạ sĩ quan dự bị được giải ngạch trong trường hợp nào? Độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị của hạ sĩ quan được quy định ra sao? câu hỏi của anh K (Vinh).

Giải ngạch dự bị nghĩa vụ quân sự là gì?

Giải ngạch dự bị nghĩa vụ quân sự được giải thích tại Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, cụ thể như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là độ tuổi công dân thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
2. Đăng ký nghĩa vụ quân sự là việc lập hồ sơ về nghĩa vụ quân sự của công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
3. Nhập ngũ là việc công dân vào phục vụ có thời hạn trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển.
4. Xuất ngũ là việc hạ sĩ quan, binh sĩ thôi phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển.
5. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ là công dân đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển.
6. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị là công dân đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
7. Giải ngạch dự bị là chuyển hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị ra khỏi lực lượng dự bị của Quân đội nhân dân.
8. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.

Theo đó, giải ngạch dự bị nghĩa vụ quân sự được hiểu là chuyển hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị ra khỏi lực lượng dự bị của Quân đội nhân dân.

Giải ngạch dự bị nghĩa vụ quân sự là gì? Hạ sĩ quan dự bị được giải ngạch trong trường hợp nào?

Giải ngạch dự bị nghĩa vụ quân sự là gì? Hạ sĩ quan dự bị được giải ngạch trong trường hợp nào? (hình từ internet)

Hạ sĩ quan dự bị được giải ngạch trong trường hợp nào?

Hạ sĩ quan dự bị là công dân đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân theo quy định tại Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, cụ thể như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là độ tuổi công dân thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
2. Đăng ký nghĩa vụ quân sự là việc lập hồ sơ về nghĩa vụ quân sự của công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
3. Nhập ngũ là việc công dân vào phục vụ có thời hạn trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển.
4. Xuất ngũ là việc hạ sĩ quan, binh sĩ thôi phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển.
5. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ là công dân đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển.
6. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị là công dân đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
7. Giải ngạch dự bị là chuyển hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị ra khỏi lực lượng dự bị của Quân đội nhân dân.
8. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.

Việc giải ngạch dự bị nghĩa vụ quân sự được nêu tại Điều 29 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, cụ thể như sau:

Giải ngạch dự bị
Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hết độ tuổi hoặc không còn đủ sức khỏe phục vụ trong ngạch dự bị thì được giải ngạch theo quyết định của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.

Theo đó, hạ sĩ quan dự bị hết độ tuổi hoặc không còn đủ sức khỏe phục vụ trong ngạch dự bị thì được giải ngạch theo quyết định của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.

Độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị của hạ sĩ quan được quy định ra sao?

Độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị của hạ sĩ quan được quy định tại Điều 25 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:

Độ tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị
Độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định như sau:
1. Công dân nam đến hết 45 tuổi;
2. Công dân nữ đến hết 40 tuổi.

Như vậy, độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị của hạ sĩ quan được xác định như sau:

- Công dân nam đến hết 45 tuổi;

- Công dân nữ đến hết 40 tuổi.

Bên cạnh đó, tại Điều 26 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về nhóm tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị như sau:

Nhóm tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị
1. Tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được chia thành hai nhóm như sau:
1. Nhóm A: Công dân nam đến hết 35 tuổi, công dân nữ đến hết 30 tuổi;
2. Nhóm B: Công dân nam từ 36 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ 31 tuổi đến hết 40 tuổi.
Nghĩa vụ quân sự Tải trọn bộ các văn bản quy định về nghĩa vụ quân sự hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tháng mấy hằng năm được đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu? Đã đến thời gian gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự trong năm hay chưa?
Pháp luật
Công dân nữ có được tự nguyện đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự hay không? Đối tượng nào không được đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Pháp luật
Người bị bệnh Gout có được hoãn nghĩa vụ quân sự không? Tiêu chuẩn tuyển quân tham gia nghĩa vụ quân sự là gì?
Pháp luật
Bị viêm gan B có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Tiêu chuẩn về sức khỏe để tuyển quân tham gia nghĩa vụ quân sự ra sao?
Pháp luật
Cán bộ, công chức đi nghĩa vụ quân sự có được hưởng lương không? Tiêu chuẩn tuyển quân đi nghĩa vụ quân sự quy định như thế nào?
Pháp luật
Chỉ tiêu tuyển quân thực hiện nghĩa vụ quân sự hằng năm ra sao? Tiêu chuẩn tuyển quân đi thực hiện nghĩa vụ quân sự như thế nào?
Pháp luật
Sức khỏe loại mấy thì đi nghĩa vụ quân sự đối với công dân hiện nay? Đủ sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự nhưng thuộc diện miễn nghĩa vụ quân sự thì muốn tham gia có được không?
Pháp luật
Nữ có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng như thế nào? Trình tự, hồ sơ đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng ra sao?
Pháp luật
Độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự đúng theo quy định là bao nhiêu tuổi? Đủ độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự mà bệnh nặng có được tạm hoãn đi nghĩa vụ quân sự hay không?
Pháp luật
Chỉ tiêu tham gia nghĩa vụ quân sự được giao về cho từng địa phương thuộc thẩm quyền cơ quan nào theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghĩa vụ quân sự
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
3,375 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghĩa vụ quân sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào