Giá trị tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được sử dụng để làm gì? Trường hợp điều chỉnh nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng?

Giá trị của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được sử dụng để làm gì? Nguyên giá để ghi sổ kế toán của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được đầu tư xây dựng mới là gì? Điều chỉnh nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp nào?

Giá trị của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được sử dụng để làm gì?

Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
5. Giá trị của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại Nghị định này được sử dụng để ghi sổ kế toán, kê khai để đăng nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và các mục đích khác theo quy định của pháp luật.
6. Việc kế toán, quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
...

Như vậy, giá trị của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được sử dụng để ghi sổ kế toán, kê khai để đăng nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và các mục đích khác theo quy định của pháp luật.

Giá trị của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được sử dụng để làm gì?

Giá trị của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được sử dụng để làm gì? (hình từ internet)

Nguyên giá để ghi sổ kế toán của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được đầu tư xây dựng mới là gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
3. Nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là tài sản cố định được xác định theo nguyên tắc:
a) Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được mua sắm, đầu tư xây dựng mới, hoàn thành đưa vào sử dụng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì nguyên giá để ghi sổ kế toán là giá trị mua sắm, giá trị đầu tư xây dựng được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán theo quy định.
Trường hợp giá trị mua sắm, đầu tư được quyết toán chung cho nhiều tài sản, hạng mục tài sản (không tách riêng cho từng tài sản, hạng mục tài sản) thì nguyên giá của từng tài sản, hạng mục tài sản được phân bổ theo tiêu chí phù hợp (số lượng/dự toán chi tiết/tỷ trọng theo giá trị thị trường của tài sản tương ứng...).
...

Như vậy, nguyên giá để ghi sổ kế toán của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được đầu tư xây dựng mới là giá trị đầu tư xây dựng được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán theo quy định.

Điều chỉnh nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 9 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
4. Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
a) Đánh giá lại giá trị tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khi thực hiện kiểm kê theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
b) Thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
c) Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (trong trường hợp giá trị bộ phận tài sản tháo dỡ đang được hạch toán chung trong nguyên giá tài sản), trừ trường hợp việc tháo dỡ để thay thế khi bảo trì công trình.
d) Lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trừ trường hợp lắp đặt để thay thế khi bảo trì công trình.
đ) Bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác (trừ trường hợp tài sản được khắc phục sự cố theo quy định của pháp luật về bảo trì đường bộ hoặc được khôi phục lại thông qua bảo hiểm, bồi thường thiệt hại của tổ chức, cá nhân có liên quan).

Như vậy, nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được điều chỉnh trong trường 05 hợp sau:

- Đánh giá lại giá trị tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khi thực hiện kiểm kê theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.

- Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (trong trường hợp giá trị bộ phận tài sản tháo dỡ đang được hạch toán chung trong nguyên giá tài sản), trừ trường hợp việc tháo dỡ để thay thế khi bảo trì công trình.

- Lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trừ trường hợp lắp đặt để thay thế khi bảo trì công trình.

- Bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác (trừ trường hợp tài sản được khắc phục sự cố theo quy định của pháp luật về bảo trì đường bộ hoặc được khôi phục lại thông qua bảo hiểm, bồi thường thiệt hại của tổ chức, cá nhân có liên quan).

Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Pháp luật
Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải ghi chép đầy đủ những thông tin gì theo quy định?
Pháp luật
Khi đánh giá lại giá trị tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thì nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng xác định thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ mới nhất? Tải về ở đâu?
Pháp luật
Việc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ được thực hiện mỗi năm mấy lần?
Pháp luật
Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
Pháp luật
Các trường hợp thay đổi nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024?
Pháp luật
Phương pháp tính hao mòn của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại gồm các giấy tờ nào và ai có thẩm quyền quyết định?
Pháp luật
Văn bản đề nghị phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải nộp mấy bản và trình văn bản cho ai?
Pháp luật
Có phải thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khi tài sản được giao sử dụng sai mục đích không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
286 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào