Giá trị rừng tự nhiên tối đa là gì? Giá trị rừng tự nhiên được tính theo công thức nào theo quy định?
Giá trị rừng tự nhiên tối đa là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Thông tư 20/2023/TT-BNNPTNT về xác định giá tối thiểu, tối đa và khung giá rừng như sau:
Phương pháp định khung giá rừng
...
3. Định giá các loại rừng đã xác định ở khu vực rừng cần định giá thực hiện theo phương pháp quy định tại Chương II và Chương III Thông tư này.
4. Xác định giá tối thiểu, tối đa và khung giá rừng:
a) Giá trị rừng tự nhiên, rừng trồng tối thiểu là giá trị trung bình thấp nhất của các giá trị rừng thành phần, xác định cho cùng trạng thái rừng, loại rừng từ kết quả tính toán tại các điểm điều tra;
b) Giá trị rừng tự nhiên, rừng trồng tối đa là giá trị trung bình cao nhất của các giá trị rừng thành phần, xác định đối với cùng trạng thái rừng, loại rừng từ kết quả tính toán tại các điểm điều tra;
c) Giá trị rừng tối thiểu, tối đa thành phần được tính theo phương pháp bình quân gia quyền;
d) Giá rừng tối thiểu, tối đa xác định trong các trường hợp được quy định tại Mục 2 Chương II và Mục 2 Chương III và được tính theo phương pháp bình quân gia quyền;
đ) Khung giá rừng xác định là khoảng giá trị từ giá trị trung bình thấp nhất đến giá trị trung bình cao nhất của tất cả các loại rừng định giá; khung giá rừng xây dựng cho các trường hợp định giá rừng.
5. Ví dụ về xác định giá tối thiểu, tối đa, khung giá trị lâm sản nêu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, giá trị rừng tự nhiên tối đa là giá trị trung bình cao nhất của các giá trị rừng thành phần, xác định đối với cùng trạng thái rừng, loại rừng từ kết quả tính toán tại các điểm điều tra.
Lưu ý: Tại Điều 5 Thông tư 20/2023/TT-BNNPTNT thì dữ liệu, tài liệu phục vụ định giá rừng, định khung giá rừng bao gồm:
- Kết quả điều tra, kiểm kê, công bố hiện trạng rừng tại thời điểm gần nhất với thời điểm định giá được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Kết quả chi trả dịch vụ môi trường rừng trong 03 năm gần nhất.
- Báo cáo tài chính của các chủ rừng được kiểm toán hoặc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Bảng giá tính thuế tài nguyên với sản phẩm rừng tự nhiên, giá bán lâm sản trong các trường hợp thanh lý được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Các tiêu chuẩn quốc gia về phân loại gỗ; phân loại, đánh giá rừng trồng sau kiến thiết cơ bản, rừng tự nhiên sau khoanh nuôi tái sinh; các quy định về điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng; hồ sơ phê duyệt thiết kế, dự toán trồng rừng, công trình lâm sinh; hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng; phương án quản lý rừng bền vững; các tài liệu liên quan khác.
Giá trị rừng tự nhiên tối đa là gì? Giá trị rừng tự nhiên được tính theo công thức nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Giá trị rừng tự nhiên được tính theo công thức nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 20/2023/TT-BNNPTNT thì giá trị rừng tự nhiên (Gtn) được tính bằng tiền đối với 01 ha rừng (đồng/ha), bao gồm giá trị lâm sản (Gls), giá trị quyền sử dụng rừng (Gsd) và giá trị môi trường rừng (Gmt).
Công thức tính giá trị rừng tự nhiên như sau:
Gtn = Gls + Gsd + Gmt
Trong đó:
Gls là giá trị lâm sản được tính bằng tiền đối với 01 ha (đồng/ha) của khu rừng cần định giá, xác định theo quy định tại Điều 7 Thông tư 20/2023/TT-BNNPTNT;
Gsd là giá trị quyền sử dụng rừng được tính bằng tiền đối với 01 ha rừng (đồng/ha) mà chủ rừng được hưởng từ rừng theo quy định trong thời gian giao rừng, cho thuê rừng quy về thời điểm định giá, xác định theo quy định tại Điều 8 Thông tư 20/2023/TT-BNNPTNT;
Gmt là giá trị môi trường rừng được tính bằng tiền đối với 01 ha rừng (đồng/ha) của khu rừng dựa trên giá trị lâm sản và hệ số K được xác định theo quy định tại Điều 9 Thông tư 20/2023/TT-BNNPTNT.
Giá rừng khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có được tính bằng giá trị rừng tự nhiên không?
Căn cứ vào Điều 12 Thông tư 20/2023/TT-BNNPTNT về xác định giá rừng khi thu hồi rừng; xác định giá trị góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước như sau:
Xác định giá rừng khi thu hồi rừng; xác định giá trị góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước
1. Giá rừng khi thu hồi rừng được tính bằng giá trị quyền sử dụng rừng, áp dụng khi thời gian (t) bằng 1 và xác định theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
2. Giá rừng khi góp vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn (chuyển nhượng vốn) nhà nước được tính bằng giá trị rừng tự nhiên và xác định theo quy định tại Điều 6 Thông tư này. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn (chuyển nhượng vốn) nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, giá rừng khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hoặc thoái vốn nhà nước được tính bằng giá trị rừng tự nhiên.
Việc xác định giá trị rừng tự nhiên này tuân theo quy định tại Điều 6 Thông tư 20/2023/TT-BNNPTNT.
Như vậy, khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hoặc thực hiện thoái vốn nhà nước, giá trị của rừng được xác định chính là giá trị rừng tự nhiên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?