Giá trị còn lại của tài sản cố định là gì? Giá trị còn lại trên sổ sách kế toán của tài sản cố định được tính thế nào?
Giá trị còn lại của tài sản cố định là gì?
Giá trị còn lại của tài sản cố định được quy định tại khoản 12 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC như sau:
Các từ ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau:
...
11. Số khấu hao lũy kế của tài sản cố định: là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí sản xuất, kinh doanh qua các kỳ kinh doanh của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo.
12. Giá trị còn lại của tài sản cố định: là hiệu số giữa nguyên giá của TSCĐ và số khấu hao luỹ kế (hoặc giá trị hao mòn luỹ kế) của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo.
13. Sửa chữa tài sản cố định: là việc duy tu, bảo dưỡng, thay thế sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu của tài sản cố định.
...
Theo đó, giá trị còn lại của tài sản cố định là hiệu số giữa nguyên giá của tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế (hoặc giá trị hao mòn luỹ kế) của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo.
Giá trị còn lại của tài sản cố định là gì? (Hình từ Internet)
Giá trị còn lại trên sổ sách kế toán của tài sản cố định được tính thế nào?
Cách tính giá trị còn lại của tài sản cố định được quy định tại Điều 5 Thông tư 45/2013/TT-BTC như sau:
Nguyên tắc quản lý tài sản cố định:
1. Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.
2. Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán:
Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ = Nguyên giá của tài sản cố định - Số hao mòn luỹ kế của TSCĐ
3. Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này.
4. Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường.
Theo quy định này thì mỗi tài sản cố định phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán:
Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ = Nguyên giá của tài sản cố định - Số hao mòn luỹ kế của TSCĐ
Khi thay đổi nguyên giá, doanh nghiệp có phải xác định lại giá trị còn lại của tài sản cố định không?
Trường hợp thay đổi nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp được quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC như sau:
Xác định nguyên giá của tài sản cố định:
...
4. Nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau:
a) Đánh giá lại giá trị TSCĐ trong các trường hợp:
- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê, chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
b) Đầu tư nâng cấp TSCĐ.
c) Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ mà các bộ phận này được quản lý theo tiêu chuẩn của 1 TSCĐ hữu hình.
Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao luỹ kế, thời gian sử dụng của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo quy định.
Theo đó, khi thay đổi nguyên giá tài sản cố định, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao luỹ kế, thời gian sử dụng của tài sản cố định và tiến hành hạch toán theo quy định.
Lưu ý: Nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau đây:
(1) Đánh giá lại giá trị tài sản cố định trong các trường hợp:
- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê, chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
(2) Đầu tư nâng cấp tài sản cố định.
(3) Tháo dỡ một hay một số bộ phận của tài sản cố định mà các bộ phận này được quản lý theo tiêu chuẩn của 1 tài sản cố định hữu hình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?