Giá tham chiếu than nhập khẩu được công bố để làm gì? Kê khai giá bằng cách thức nào? Các hình thức tiếp nhận kê khai giá?
Giá tham chiếu đối với than nhập khẩu được công bố để làm gì?
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 85/2024/NĐ-CP về giá tham chiếu đối với than nhập khẩu như sau:
Giá tham chiếu đối với than nhập khẩu
1. Giá tham chiếu đối với than nhập khẩu được công bố trên cơ sở giá than nhập khẩu do tổ chức, cá nhân nhập khẩu than về Việt Nam khai báo với cơ quan Hải quan trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
2. Giá tham chiếu đối với than nhập khẩu được Bộ Tài chính công bố định kỳ hằng tháng theo quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham chiếu, tham khảo, sử dụng cho việc thỏa thuận, quyết định giá than trong nước.
3. Định kỳ trước ngày 15 hằng tháng, trên cơ sở thông tin nhập khẩu than về Việt Nam do tổ chức, cá nhân nhập khẩu khai báo với cơ quan Hải quan trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu của tháng trước liền kề, Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức việc công bố thông tin về chủng loại than nhập khẩu, ngày đăng ký tờ khai hải quan, đơn giá than nhập khẩu đã bao gồm các khoản chi phí đưa than từ nước ngoài về đến cảng, nước/vùng lãnh thổ xuất xứ than nhập khẩu, kèm theo thông tin mô tả hàng hóa.
Như vậy, giá tham chiếu đối với than nhập khẩu được công bố trên cơ sở giá than nhập khẩu do tổ chức, cá nhân nhập khẩu than về Việt Nam khai báo với cơ quan Hải quan trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
Theo đó, giá tham chiếu đối với than nhập khẩu được công bố để tổ chức, cá nhân có thể tham khảo giá cho việc thỏa thuận, quyết định giá than trong nước.
Giá tham chiếu đối với than nhập khẩu được công bố để làm gì? Kê khai giá bằng cách thức nào? Các hình thức tiếp nhận kê khai giá? (Hình từ Internet)
Cơ quan tiếp nhận và tổ chức, cá nhân kê khai giá có các quyền và trách nhiệm nào?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 85/2024/NĐ-CP, quan tiếp nhận và tổ chức, cá nhân kê khai giá có quyền và trách nhiệm được quy định như sau:
(i) Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
- Tổ chức tiếp nhận kê khai giá bằng hình thức phù hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 85/2024/NĐ-CP.
- Tổ chức cập nhật thông tin về giá kê khai vào cơ sở dữ liệu về giá.
- Được sử dụng mức giá kê khai trong công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường theo quy định.
- Có quyền yêu cầu các tổ chức thực hiện kê khai giá bổ sung đầy đủ nội dung kê khai giá trong trường hợp kê khai thiếu nội dung theo quy định tại Nghị định 85/2024/NĐ-CP.
- Tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về kê khai giá theo thẩm quyền quản lý tiếp nhận kê khai giá tại Điều 16 Nghị định 85/2024/NĐ-CP, thẩm quyền quản lý nhà nước về giá theo quy định của Luật Giá 2023.
(ii) Tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng kê khai giá
- Thực hiện hình thức kê khai giá theo hướng dẫn của cơ quan tiếp nhận kê khai giá theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 17 Nghị định 85/2024/NĐ-CP.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, hợp lý, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu và số liệu của mức giá kê khai phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá và mặt bằng giá thị trường; Chấp hành thực hiện báo cáo về mức giá kê khai theo yêu cầu của cơ quan tiếp nhận kê khai giá để phục vụ công tác bình ổn giá, quản lý nhà nước về giá, kiểm tra, thanh tra giá; chấp hành việc kiểm tra (bao gồm kiểm tra yếu tố hình thành giá), thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
Kê khai giá bằng cách thức nào? Các hình thức tiếp nhận kê khai giá?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 85/2024/NĐ-CP, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng kê khai giá có trách nhiệm gửi văn bản kê khai giá cho cơ quan tiếp nhận kê khai giá quy định tại Điều 16 Nghị định 85/2024/NĐ-CP trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định giá.
Văn bản kê khai giá thực hiện theo Mẫu văn bản kê khai giá (Phụ lục VI) ban hành kèm theo Nghị định 85/2024/NĐ-CP.
Cụ thể về cách thức thực hiện kê khai như sau:
(i) Trường hợp tổ chức kinh doanh chỉ thực hiện bán buôn thì kê khai giá bán buôn; trường hợp tổ chức kinh doanh chỉ thực hiện bán lẻ thì kê khai giá bán lẻ.
(ii) Trường hợp tổ chức kinh doanh vừa thực hiện bán buôn, vừa thực hiện bán lẻ thì kê khai cả giá bán buôn và giá bán lẻ.
(iii) Trường hợp tổ chức kinh doanh là đơn vị nhập khẩu, đồng thời là nhà phân phối độc quyền thì thực hiện kê khai giá bán buôn và giá bán lẻ (nếu có).
(iv) Trường hợp tổ chức kinh doanh là nhà phân phối độc quyền thì thực hiện kê khai giá bán buôn, giá bán lẻ; tổng đại lý có quyền quyết định giá và điều chỉnh giá thì thực hiện kê khai giá bán buôn, giá bán lẻ; đại lý có quyền quyết định giá và điều chỉnh giá thì thực hiện kê khai giá bán lẻ.
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định 85/2024/NĐ-CP, có những hình thức tiếp nhận kê khai giá sau:
(1) Tiếp nhận qua môi trường mạng trên phần mềm
Tiếp nhận qua môi trường mạng trên phần mềm bằng một trong các hình thức sau đây:
- Tiếp nhận qua dịch vụ công trực tuyến.
- Tiếp nhận qua phần mềm cơ sở dữ liệu về giá.
- Các hình thức tiếp nhận trên môi trường mạng khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
(2) Tiếp nhận bằng các hình thức khác
- Tiếp nhận trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận kê khai giá.
- Tiếp nhận qua đường bưu điện (thời gian gửi tính theo dấu công văn đến).
- Tiếp nhận văn bản điện tử qua thư điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?