Gây gổ, chửi nhau trên xe khách có bị xử phạt không? Nếu có thì mức xử phạt là bao nhiêu?

Tôi muốn biết gây gổ, chửi nhau trên xe khách có bị xử phạt không? Tôi có nghe bạn mình kể hôm qua vừa đi trên một chuyến xe khách từ quê lên lại phòng trọ ở Thành phố Hồ Chí Minh thì bắt gặp cảnh hai người phụ nữ trên xe gây gổ, chửi nhau làm mất trật tự trên xe. Vật gây gổ, chửi nhau trên xe khách có bị xử phạt không và nếu có thì mức phạt là bao nhiêu?

Người đi xe khách có nghĩa vụ gì?

Theo khoản 2 Điều 71 Luật Giao thông vận tải 2008 quy định về nghĩa vụ của người đi xe khách như sau:

“2. Hành khách có các nghĩa vụ sau đây:
a) Mua vé và trả cước, phí vận tải hành lý mang theo quá mức quy định;
b) Có mặt tại nơi xuất phát đúng thời gian đã thỏa thuận; chấp hành quy định về vận chuyển; thực hiện đúng hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe về các quy định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
c) Không mang theo hành lý, hàng hóa mà pháp luật cấm lưu thông.”

Như vậy, người đi xe khách cần thực hiện những nghĩa vụ đã nêu trên.

Gây gổ, chửi nhau trên xe khách 

Gây gổ, chửi nhau trên xe khách có bị xử phạt không? Nếu có thì mức xử phạt là bao nhiêu?

Theo khoản 1, khoản 3 Điều 32 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành khách đi xe vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông như sau:

(1) Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Không chấp hành hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe về các quy định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;

- Gây mất trật tự trên xe.

(2) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Mang hóa chất độc hại, chất dễ cháy, nổ, hàng nguy hiểm hoặc hàng cấm lưu thông trên xe khách;

- Đu, bám vào thành xe; đứng, ngồi, nằm trên mui xe, nóc xe, trong khoang chở hành lý; tự ý mở cửa xe hoặc có hành vi khác không bảo đảm an toàn khi xe đang chạy.

(3) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa, xâm phạm sức khỏe của người khác đi trên xe, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.

(4) Ngoài việc bị phạt tiền, người thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu hóa chất độc hại, chất dễ cháy, nổ, hàng nguy hiểm, hàng cấm lưu thông mang theo trên xe chở khách.

Như vậy, gây gổ, chửi nhau trên xe khách làm mất trật tự sẽ bị phạt từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng. Trường hợp có hành vi bạo lực xâm phạm sức khỏe của người khác đi trên xe thì bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Cảnh sát cơ động có quyền xử phạt người gây gổ, chửi nhau trên xe khách không?

Theo khoản 3 Điều 74 nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về thẩm quyền của Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

- Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:

+ Điểm đ, điểm g khoản 1; điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5; điểm b, điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm c khoản 8; khoản 9; khoản 10 Điều 5;

+ Điểm g, điểm n khoản 1; điểm a, điểm đ, điểm h, điểm l khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm k, điểm m, điểm n, điểm o khoản 3; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 6;

+ Điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d khoản 3; điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 4; khoản 5; điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;

+ Điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 8;

+ Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 (trừ điểm a khoản 5, điểm đ khoản 6 Điều 12);

+ Khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 4a, khoản 5 Điều 15;

+ Điều 18, Điều 20;

+ Điểm b khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm k khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6; khoản 7a Điều 23;

+ Điều 26, Điều 29;

+ Khoản 4, khoản 5 Điều 31; Điều 32, Điều 34;

+ Điều 47, Điều 49, Điều 51 (trừ điểm d khoản 4 Điều 51), Điều 52, Điều 53 (trừ khoản 4 Điều 53), Điều 72, Điều 73.

Do đó, Cảnh sát cơ động có quyền xử phạt người gây gổ, chửi nhau trên xe khách.

Như vậy, gây gổ, chửi nhau trên xe khách làm mất trật tự sẽ bị phạt từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng. Trường hợp có hành vi bạo lực xâm phạm sức khỏe của người khác đi trên xe thì bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Chửi nhau trên xe khách
Cảnh sát cơ động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cảnh sát cơ động có được quyền xử phạt xe độ không?
Pháp luật
Cảnh sát cơ động kỵ binh là gì? Cảnh sát cơ động kỵ binh thuộc hệ thống tổ chức của Cảnh sát cơ động không?
Pháp luật
03 trường hợp Cảnh sát cơ động được kiểm tra người theo quy định? Có được sử dụng biện pháp vũ trang khi đi tuần tra, kiểm soát?
Pháp luật
K01, K02 trong Công an là gì? K02 Bộ Công an là gì? K01 Bộ Công an là gì? Nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động hiện nay là gì?
Pháp luật
Cảnh sát cơ động chỉ được quyền kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện của người bị truy nã đúng không?
Pháp luật
Khi Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ tuần tra thì có được trang bị phương tiện giao thông lắp thiết bị đèn phát tín hiệu ưu tiên không?
Pháp luật
Ngày 15 tháng 4 hằng năm là ngày gì? Cảnh sát cơ động có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự hay không?
Pháp luật
Ngày 15 tháng 4 là ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động đúng không? Hệ thống tổ chức của Cảnh sát cơ động?
Pháp luật
Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động có được ưu tiên thực hiện chính sách về nhà ở xã hội hay không?
Pháp luật
Cảnh sát cơ động được mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ vào cảng hàng không để thực hiện những nhiệm vụ nào?
Pháp luật
Trong trường hợp nào Cảnh sát cơ động được mang theo vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ vào cảng hàng, lên tàu bay dân sự?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chửi nhau trên xe khách
1,166 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chửi nhau trên xe khách Cảnh sát cơ động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chửi nhau trên xe khách Xem toàn bộ văn bản về Cảnh sát cơ động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào