Đương sự trong vụ án dân sự có được yêu cầu người phiên dịch khi không biết tiếng Việt hay không?
Đương sự trong vụ án dân sự có được yêu cầu người phiên dịch khi không biết Tiếng Việt hay không?
Theo Điều 20 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự như sau:
Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự
Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt.
Người tham gia tố tụng dân sự có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này phải có người phiên dịch.
Người tham gia tố tụng dân sự là người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại.
Đồng thời theo Điều 81 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về người phiên dịch như sau:
Người phiên dịch
1. Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch.
2. Người biết chữ của người khuyết tật nhìn hoặc biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nghe, nói cũng được coi là người phiên dịch.
Trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người khuyết tật nhìn hoặc người khuyết tật nghe, nói biết được chữ, ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được Tòa án chấp nhận làm người phiên dịch cho người khuyết tật đó.
Theo đó, người tham gia tố tụng dân sự có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trường hợp không biết tiếng Việt có quyền yêu cầu người phiên dịch.
Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch.
Đương sự trong vụ án dân sự có được yêu cầu người phiên dịch khi không biết Tiếng Việt hay không? (Hình từ Internet)
Chi phí tiền công cho người phiên dịch Tiếng Việt trong vụ án dân sự được xác định như thế nào?
Nghĩa vụ thanh toán chi phí cho người phiên dịch được quy định tại Điều 53 Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành như sau:
Nghĩa vụ thanh toán chi phí cho người phiên dịch
Đối với vụ việc dân sự, vụ án hành chính, người yêu cầu Tòa án triệu tập người phiên dịch có nghĩa vụ thanh toán chi phí cho người phiên dịch theo thỏa thuận.
Theo đó, trong tố tụng dân sự, người yêu cầu Tòa án triệu tập người phiên dịch có nghĩa vụ thanh toán chi phí cho người phiên dịch theo thỏa thuận.
Mức chi phí cho người phiên dịch được quy định tại Điều 54 Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành như sau:
Mức chi phí cho người phiên dịch
Mức chi phí cho người phiên dịch do đương sự yêu cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 52 của Pháp lệnh này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Cụ thể các chi phí cho người phiên dịch do đương sự yêu cầu được quy định tại Điều 52 Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành như sau:
Mức chi phí cho người phiên dịch
1. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, chi phí cho người phiên dịch do cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
a) Chi phí tiền công cho người phiên dịch;
b) Chi phí đi lại;
c) Chi phí lưu trú;
d) Các chi phí khác theo quy định của pháp luật;
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
Trong đó, khi yêu cầu người phiên dịch Tiếng Việt, đương sự có trách nhiệm chi phí tiền công cho người phiên dịch, cụ thể theo Điều 17 Nghị định 81/2014/NĐ-CP, tiền công đối với người phiên dịch dịch nói và dịch tài liệu bằng tiếng nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về mức chi phí dịch thuật trong chế độ chi tiêu, tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam và chi tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
Người phiên dịch trong vụ án dân sự có những quyền hạn và nghĩa vụ gì?
Quyền hạn và nghĩa vụ của người phiên dịch trong vụ án dân sự được quy định tại khoản 1 Điều 82 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người phiên dịch
1. Người phiên dịch có quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án;
b) Phải phiên dịch trung thực, khách quan, đúng nghĩa;
c) Đề nghị người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng giải thích thêm nội dung cần phiên dịch;
d) Không được tiếp xúc với người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan, đúng nghĩa khi phiên dịch;
đ) Được thanh toán các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật;
e) Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
...
Theo đó, người phiên dịch trong vụ án dân sự có những quyền hạn và nghĩa vụ sau đây:
- Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án;
- Phải phiên dịch trung thực, khách quan, đúng nghĩa;
- Đề nghị người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng giải thích thêm nội dung cần phiên dịch;
- Không được tiếp xúc với người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan, đúng nghĩa khi phiên dịch;
- Được thanh toán các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật;
- Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?