Đường giao thông nông thôn bao gồm những loại nào? Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn được xác định như thế nào?
Đường giao thông nông thôn bao gồm những loại nào?
Đường giao thông nông thôn được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 32/2014/TT-BGTVT như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đường giao thông nông thôn (sau đây gọi chung là đường GTNT) bao gồm: đường trục xã, đường liên xã, đường trục thôn; đường trong ngõ xóm và các điểm dân cư tương đương; đường trục chính nội đồng.
2. Cơ quan quản lý đường bộ là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
3. Chủ quản lý sử dụng đường GTNT là tên gọi chung của tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao quản lý, vận hành khai thác và sử dụng đường GTNT do nhà nước đầu tư; Chủ đầu tư đối với đường GTNT không do Nhà nước góp vốn đầu tư; cộng đồng dân cư đối với đường GTNT do cộng đồng đóng góp hoặc các tổ chức, cá nhân đóng góp vốn đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành khai thác và bảo trì.
...
Như vậy, theo quy định, đường giao thông nông thôn bao gồm:
(1) Đường trục xã, đường liên xã, đường trục thôn;
(2) Đường trong ngõ xóm và các điểm dân cư tương đương;
(3) Đường trục chính nội đồng.
Đường giao thông nông thôn bao gồm những loại nào? (Hình từ Internet)
Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn được xác định như thế nào?
Việc xác định chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 32/2014/TT-BGTVT như sau:
Trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác đường GTNT
1. Xác định Chủ quản lý sử dụng đường GTNT:
a) Đối với đường GTNT do Nhà nước đầu tư, Chủ quản lý sử dụng đường GTNT được xác định theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc phân công, phân cấp cho Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Giao thông vận tải và các cơ quan trực thuộc trong việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT trên địa bàn.
b) Đối với đường GTNT do cộng đồng dân cư đóng góp hoặc các tổ chức, cá nhân đóng góp vốn đầu tư xây dựng, Chủ đầu tư là Chủ quản lý sử dụng đường GTNT.
Trường hợp cộng đồng dân cư, cá nhân sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng đường GTNT nhưng không đủ khả năng làm Chủ quản lý sử dụng đường GTNT thì cơ quan được phân công, phân cấp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện quyền, nghĩa vụ của Chủ quản lý sử dụng đường GTNT.
c) Trường hợp đường GTNT được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn thì các bên góp vốn thống nhất lựa chọn Chủ quản lý sử dụng đường GTNT.
2. Chủ quản lý sử dụng đường GTNT chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan cấp trên (nếu có) về việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT theo quy định của Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
...
Như vậy, theo quy định, chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn được xác định như sau:
(1) Đối với đường giao thông nông thôn do Nhà nước đầu tư, Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn được xác định theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc phân công, phân cấp cho Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Giao thông vận tải và các cơ quan trực thuộc trong việc quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn trên địa bàn.
(2) Đối với đường giao thông nông thôn do cộng đồng dân cư đóng góp hoặc các tổ chức, cá nhân đóng góp vốn đầu tư xây dựng, Chủ đầu tư là Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn.
Trường hợp cộng đồng dân cư, cá nhân sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn nhưng không đủ khả năng làm Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn thì cơ quan được phân công, phân cấp quy định tại điểm mục (1) nêu trên thực hiện quyền, nghĩa vụ của Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn.
(3) Trường hợp đường giao thông nông thôn được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn thì các bên góp vốn thống nhất lựa chọn Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn.
Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn có trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn được quy định tại Điều 22 Thông tư 32/2014/TT-BGTVT như sau:
Trách nhiệm của Chủ quản lý sử dụng đường GTNT
1. Tổ chức quản lý, vận hành khai thác đường GTNT.
2. Thực hiện theo chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân và cơ quan nhà nước có thẩm quyền các cấp trong quản lý, vận hành khai thác đường GTNT để bảo đảm an toàn giao thông, an toàn cho công trình, phòng chống tai nạn giao thông; báo cáo khó khăn vướng mắc trong quản lý, vận hành khai thác đường GTNT cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Phát hiện và ngăn chặn các tổ chức, cá nhân phá hoại công trình trên đường GTNT, xâm phạm hành lang an toàn đường bộ và các hành vi vi phạm các nội dung bị nghiêm cấm.
Như vậy, theo quy định, chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn có các trách nhiệm sau đây:
(1) Tổ chức quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn.
(2) Thực hiện theo chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân và cơ quan nhà nước có thẩm quyền các cấp trong quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn để bảo đảm an toàn giao thông, an toàn cho công trình, phòng chống tai nạn giao thông;
Báo cáo khó khăn vướng mắc trong quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
(3) Phát hiện và ngăn chặn các tổ chức, cá nhân phá hoại công trình trên đường giao thông nông thôn, xâm phạm hành lang an toàn đường bộ và các hành vi vi phạm các nội dung bị nghiêm cấm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?
- Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh và văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024?