Dùng ngoại tệ làm tài sản thế chấp để vay chứng khoán trên hệ thống SBL thì có được phép hay không?
Dùng ngoại tệ làm tài sản thế chấp để vay chứng khoán trên hệ thống SBL thì có được phép hay không?
Căn cứ Điều 9 Quy chế tổ chức hoạt động vay và cho vay chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 113/QĐ-VSD năm 2021 quy định về tài sản thế chấp như sau:
Tài sản thế chấp
1.Tài sản thế chấp đủ điều kiện cho giao dịch vay và cho vay chứng khoán tại VSD là tiền (VNĐ) hoặc các chứng khoán niêm yết tùy theo mục đích vay.
2. Tài sản thế chấp để vay chứng khoán hỗ trợ thanh toán cho TVLK là tiền. Tài sản thế chấp để vay chứng khoán hỗ trợ cho việc góp vốn hoặc hoán đổi danh mục quỹ ETF, vay TPCP để thanh toán chuyển giao tài sản cơ sở, vay công cụ nợ của nhà tạo lập thị trường là tiền và/hoặc chứng khoán đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều này bao gồm:
a. Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh ngoại trừ trái phiếu chuyển đổi, tín phiếu kho bạc;
b. Chứng khoán niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư ngoại trừ chứng chỉ quỹ ETF).
...
Theo đó, việc dùng tiền làm tài sản thế chấp trên hệ thống SBL chỉ được sử dụng đồng tiền Việt Nam (VNĐ) chứ không được sử dụng ngoại tệ.
Nếu muốn vay chứng khoán trên hệ thống SBL anh cần chuyển đổi ngoại tệ của mình sang đồng tiền Việt Nam thì mới có thể thực hiện được.
Dùng ngoại tệ làm tài sản thế chấp để vay chứng khoán trên hệ thống SBL thì có được phép hay không? (Hình từ Internet)
Nếu tài sản thế chấp vay chứng khoán là tiền thì có phải áp dụng tỉ lệ chiết khấu hay không?
Căn cứ Điều 13 Quy chế tổ chức hoạt động vay và cho vay chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 113/QĐ-VSD năm 2021 quy định về tỷ lệ chiết khấu tài sản thế chấp như sau:
Tỷ lệ chiết khấu tài sản
1. Tỷ lệ chiết khấu tài sản áp dụng đối với từng loại chứng khoán khi xác định giá trị tài sản thế chấp, trừ trường hợp tài sản thế chấp là tiền là:
a. 5% đối với trái phiếu Chính phủ.
b. 30% đối với chứng khoán nằm trong danh mục chứng khoán cấu thành chỉ số VN30/HNX30 và 40% đối với chứng khoán còn lại.
2. VSD điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu tài sản đối với từng loại chứng khoán thế chấp căn cứ vào mức thanh khoản và rủi ro của tài sản thế chấp.
Theo quy định trên thì tỷ lệ chiết khấu tài sản thế chấp áp dụng đối với từng loại chứng khoán khi xác định giá trị tài sản thế chấp, trừ trường hợp tài sản thế chấp là tiền.
Trường hợp cần rút tài sản thế chấp thì có thể rút được bao nhiêu phần trăm so với giá trị của tài sản?
Căn cứ Điều 14 Quy chế tổ chức hoạt động vay và cho vay chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 113/QĐ-VSD năm 2021 quy định về rút tài sản thế chấp như sau:
Rút, thay thế tài sản thế chấp
1. Bên vay được quyền thay thế tài sản thế chấp với điều kiện chứng khoán thế chấp thay thế phải nằm trong danh mục chứng khoán được dùng làm tài sản thế chấp và giá trị tài sản thế chấp thay thế đáp ứng tỷ lệ với giá trị khoản vay theo quy định của VSD và được bên cho vay chấp thuận theo Hợp đồng vay/cho vay chứng khoán giữa hai bên.
2. Trường hợp thay thế tài sản thế chấp, bên vay gửi VSD giấy đề nghị thay thế tài sản thế chấp (Mẫu 07/SBL của Quy chế này) đồng thời đăng nhập thông tin về tài sản thế chấp thay thế vào hệ thống SBL.
3. Bên vay buộc phải thay thế tài sản thế chấp trong các trường hợp sau:
a. Chứng khoán được sử dụng làm tài sản thế chấp không đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 9 Quy chế này.
b. Trái phiếu Chính phủ đến thời hạn đáo hạn hoặc trong danh mục hoán đổi.
4. Trong các trường hợp bị buộc phải thay thế tài sản thế chấp theo quy định tại khoản 3 Điều này, VSD gửi văn bản yêu cầu thay thế tài sản thế chấp (Mẫu 08A/SBL, 08B/SBL của Quy chế này) bằng fax cho bên vay ngay tại ngày VSD công bố danh sách chứng khoán đủ điều kiện làm tài sản thế chấp hoặc ngày làm việc liền trước ngày trái phiếu Chính phủ ngừng giao dịch trên Sở Giao dịch.
5. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của VSD, bên vay phải gửi giấy đề nghị thay thế tài sản thế chấp (Mẫu 07/SBL của Quy chế này) cho VSD đồng thời đăng nhập thông tin về tài sản thế chấp thay thế vào hệ thống SBL. Nếu quá thời hạn trên mà bên vay không nộp thêm đủ tài sản theo thông báo của VSD, thỏa thuận vay được xử lý như trường hợp mất khả năng hoàn trả khoản vay.
6. Bên vay được quyền rút tài sản thế chấp trong trường hợp giá trị tài sản thế chấp sau khi định giá lại có giá trị lớn hơn 115% giá trị chứng khoán vay nhưng chỉ được rút phần vượt quá 115% giá trị chứng khoán vay. Trường hợp rút tài sản thế chấp, bên vay gửi VSD giấy rút tài sản thế chấp (Mẫu 09/SBL của Quy chế này) đồng thời đăng nhập thông tin về rút tài sản thế chấp vào hệ thống SBL.
Theo quy định thì anh có quyền rút tài sản thể chấp của mình tuy nhiên chỉ có thể thực hiện được nếu tài sản thế chấp của anh có giá trị tài sản sau khi định giá lại có giá trị lớn hơn 115% giá trị chứng khoán vay.
Trường hợp anh đủ điều kiện để có thể rút tài sản thế chấp thì không được phép rút quá 115% giá trị chứng khoán vay.
Việc rút tài sản thế chấp cần được thông báo đến Trung tâm Lưu ký chứng khoán (nộp giấy rút tài sản thế chấp theo Mẫu 09/SBL tải về). Đồng thời, anh cần đăng nhập thông tin về rút tài sản thế chấp vào hệ thống SBL.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?