Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào?
Đua xe được hiểu là hành vi điều khiển các phương tiện di chuyển như xe máy, ô tô, xe đạp để thi đấu về tốc độ trên một quãng đường hoặc một lộ trình cụ thể. Mục tiêu của cuộc đua là đạt được vị trí về đích đầu tiên hoặc đạt được thành tích tốt nhất có thể trong một thời gian nhất định.
Đua xe có thể được tổ chức một cách chuyên nghiệp trong các giải đấu được quản lý chặt chẽ bởi cơ quan có thẩm quyền, hoặc có thể diễn ra dưới hình thức tự phát, như những cuộc đua xe trái phép trên đường phố.
Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội danh nào thì theo Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các dấu hiệu định tội đối với Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và Tội đua xe trái phép cụ thể như sau:
(1) Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- Làm chết người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
(2) Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều 266 Bộ luật Hình sự 2015 hoặc Điều 265 Bộ luật Hình sự 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
- Người phạm tội làm chết người thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Như vậy, chiếu theo quy định thì người đua xe trái phép gây chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) và Tội đua xe trái phép tại Điều 266 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 78 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).
Thông qua quá trình điều tra và xét xử của cơ quan có thẩm quyền, tùy vào tính chất và mức độ phạm tội mà Tòa án sẽ quyết định tội danh và mức hình phạt cụ thể đối với tội phạm có hành vi đua xe trái phép gây chết người.
Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự? (Hình từ Internet)
Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có thể bị truy cứu hình sự không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 76 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
...
Như vậy, nếu cha mẹ là người giao xe cho con cái điều khiển mà biết rõ còn mình chưa đủ tuổi và chưa có giấy phép lái xe thì nếu con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ và có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Đua xe trái phép gây chết người thì bồi thường thiệt hại như thế nào?
Căn cứ theo quy định Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 thì trong trường hợp đua xe trái phép gây chết người thì bồi thường thiệt hại các khoản như sau:
- Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
+ Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015;
+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
+ Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
+ Thiệt hại khác do luật quy định.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Mức lương cơ sở hiện nay là 2.340.000 đồng/tháng. (Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?