Dựa vào kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá hàng dự trữ quốc gia thì đơn vị có hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá có thể ký với loại hợp đồng nào?
- Việc lựa chọn tổ chức đấu giá hàng dự trữ quốc gia thực hiện như thế nào? Có những hình thức lựa chọn nào?
- Dựa vào kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá hàng dự trữ quốc gia thì đơn vị có hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá có thể ký với loại hợp đồng nào?
- Nguồn chi cho hoạt động bán đấu giá từ đâu? Ai quy định các nguồn chi này?
Việc lựa chọn tổ chức đấu giá hàng dự trữ quốc gia thực hiện như thế nào? Có những hình thức lựa chọn nào?
Tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 89/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 92/2018/TT-BTC quy định như sau:
Tổ chức bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia
1. Lựa chọn tổ chức đấu giá hàng dự trữ quốc gia
a) Việc lựa chọn tổ chức đấu giá hàng dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định tại Điều 56 Luật đấu giá tài sản.
b) Hình thức lựa chọn tổ chức đấu giá: Đơn vị dự trữ quốc gia có hàng dự trữ quốc gia đấu giá căn cứ dự kiến mức phí đấu giá phải trả cho tổ chức đấu giá và các quy định của pháp luật về đấu thầu để quyết định hình thức lựa chọn tổ chức đấu giá.
Như vậy, về việc lựa chọn tổ chức đấu giá hàng dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định tại Điều 56 Luật Đấu giá tài sản 2016, cụ thể:
Lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản
1. Sau khi có quyết định của người có thẩm quyền về việc đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của mình và trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản.
2. Thông báo công khai về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản có các nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người có tài sản đấu giá;
b) Tên tài sản, số lượng, chất lượng của tài sản đấu giá;
c) Giá khởi điểm của tài sản đấu giá;
d) Tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản quy định tại khoản 4 Điều này;
đ) Thời gian, địa điểm nộp hồ sơ đăng ký tham gia tổ chức đấu giá.
3. Người có tài sản đấu giá căn cứ hồ sơ tham gia tổ chức đấu giá của tổ chức đấu giá tài sản, tiêu chí quy định tại khoản 4 Điều này để lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản và chịu trách nhiệm về việc lựa chọn.
4. Tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản bao gồm:
a) Cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho việc đấu giá đối với loại tài sản đấu giá;
b) Phương án đấu giá khả thi, hiệu quả;
c) Năng lực, kinh nghiệm và uy tín của tổ chức đấu giá tài sản;
d) Thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản phù hợp;
đ) Có tên trong danh sách các tổ chức đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp công bố;
e) Các tiêu chí khác phù hợp với tài sản đấu giá do người có tài sản đấu giá quyết định.
5. Trường hợp pháp luật quy định việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thông qua đấu thầu thì thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về đấu thầu.
Còn về hình thức lựa chọn tổ chức đấu gái tài sản có quy định thì đơn vị dự trữ quốc gia có hàng dự trữ quốc gia đấu giá sẽ:
- Căn cứ dự kiến mức phí đấu giá phải trả cho tổ chức đấu giá;
- Các quy định của pháp luật về đấu thầu để quyết định hình thức lựa chọn tổ chức đấu giá.
Hàng dự trữ quốc gia (Hình từ Internet)
Dựa vào kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá hàng dự trữ quốc gia thì đơn vị có hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá có thể ký với loại hợp đồng nào?
Về việc ký kết loại hợp đồng của đơn vị có hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá thì theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 92/2018/TT-BTC quy định như sau:
- Căn cứ kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá hàng dự trữ quốc gia, đơn vị dự trữ quốc gia có hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá ký hợp đồng dịch vụ đấu giá hàng dự trữ quốc gia với tổ chức đấu giá để thực hiện việc đấu giá hàng dự trữ quốc gia.
Hợp đồng dịch vụ đấu giá hàng dự trữ quốc gia phải được lập thành văn bản, được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định tại Điều 33 Luật Đấu giá tài sản 2016.
Nguồn chi cho hoạt động bán đấu giá từ đâu? Ai quy định các nguồn chi này?
Theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 92/2018/TT-BTC quy định về chi phí tổ chức hoạt động bán đấu giá:
Đơn vị dự trữ quốc gia có tài sản bán đấu giá được thanh toán các khoản chi phí cho hoạt động đấu giá theo nội dung chi và mức chi do Bộ Tài chính quy định.
Nguồn chi cho hoạt động bán đấu giá tài sản từ: Tiền bán hồ sơ cho người tham gia đấu giá tài sản; khoản tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước theo quy định tại khoản 6 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản 2016, cụ thể:
Tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước
...
6. Người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước trong các trường hợp sau đây:
a) Đã nộp tiền đặt trước nhưng không tham gia cuộc đấu giá, buổi công bố giá mà không thuộc trường hợp bất khả kháng;
b) Bị truất quyền tham gia đấu giá do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 9 của Luật này;
c) Từ chối ký biên bản đấu giá theo quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này;
d) Rút lại giá đã trả hoặc giá đã chấp nhận theo quy định tại Điều 50 của Luật này;
đ) Từ chối kết quả trúng đấu giá theo quy định tại Điều 51 của Luật này.
Ngoài ra, nếu thiếu thì được sử dụng từ chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?