Dựa vào cơ sở nào để thương nhân phân phối xăng dầu có quyết định giá bán lẻ xăng dầu? Thời gian điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày nào trong tuần?
Kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động nào? Thương nhân phân phối xăng dầu là ai?
Kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP thì kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động:
- Xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu;
- Sản xuất và pha chế xăng dầu;
- Phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước;
- Dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.
Trong đó, xăng dầu được định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP là tên chung để chỉ các sản phẩm của quá trình công nghệ chưng cất, chế biến dầu thô, chất thải và các nguyên vật liệu khác để tạo ra các sản phẩm dùng làm nhiên liệu, bao gồm: xăng, nhiên liệu diezen, dầu hỏa, dầu madút, nhiên liệu hàng không, nhiên liệu sinh học và các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu, không bao gồm các loại khí hóa lỏng và khí nén thiên nhiên.
Thương nhân phân phối xăng dầu là ai?
Theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP thì thương nhân phân phối xăng dầu là thương nhân mua xăng dầu của thương nhân đầu mối, ngoài việc tự tiêu thụ xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình còn phải tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc hoặc thông qua các thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu để bán lẻ xăng dầu.
Ngoài ra, căn cứ tại khoản 10 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP thì:
Thương nhân kinh doanh xăng dầu bao gồm:
+ Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu;
+ Thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu;
+ Thương nhân phân phối xăng dầu;
+ Thương nhân làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu;
+ Thương nhân làm đại lý bán lẻ xăng dầu;
+ Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu;
+ Thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu.
Dựa vào cơ sở nào để thương nhân phân phối xăng dầu có quyết định giá bán lẻ xăng dầu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 83/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP về nguyên tắc điều hành giá xăng dầu thì:
Căn cứ vào tình hình thực tế tại doanh nghiệp, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu quyết định giá bán lẻ xăng dầu (riêng dầu madút là giá bán buôn) trong hệ thống phân phối của mình phù hợp với chi phí phát sinh thực tế tại doanh nghiệp.
Lưu ý: thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu không được quyết định giá bán lẻ xăng dầu cao hơn giá điều hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.
Đối với các địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu, nếu có chi phí thực tế phát sinh hợp lý, hợp lệ (đã được kiểm toán) tăng cao dẫn đến giá bán cao hơn giá điều hành, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được quyết định giá bán thực tế tại địa bàn đó (đã được thông báo với Bộ Công Thương) để bù đắp chi phí phát sinh nhưng không vượt quá 2% giá điều hành công bố cùng thời điểm.
Các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu có trách nhiệm thông báo giá bán với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính ngay sau khi quyết định giá bán xăng dầu của doanh nghiệp.
Ngoài ra, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu được quyền quyết định giá bán buôn.
Giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới và tình hình kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.
Dựa vào cơ sở nào để thương nhân phân phối xăng dầu có quyết định giá bán lẻ xăng dầu? (Hình từ Internet)
Thời gian điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày nào trong tuần theo quy định của pháp luật?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 38 Nghị định 83/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 80/2023/NĐ-CP về nguyên tắc điều hành giá xăng dầu:
Thời gian điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày thứ Năm hàng tuần.
Lưu ý: Về thời gian điều hành giá xăng dầu trong những trường hợp sau:
(1) Trường hợp thời gian điều hành giá trùng vào dịp nghỉ Tết Nguyên Đán thì được thực hiện như sau:
- Nếu ngày thứ Năm trùng vào ngày cuối cùng của năm Âm lịch (29 hoặc 30 Tết Nguyên Đán), việc điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày thứ Tư liền kề trước đó.
- Nếu thứ Năm là ngày mùng 1, mùng 2 hoặc mùng 3 Tết, thời gian điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày mùng 4 Tết.
(2) Trường hợp thời gian điều hành giá trùng với ngày nghỉ lễ theo quy định thì được thực hiện như sau:
- Nếu ngày thứ Năm trùng với ngày đầu tiên dịp nghỉ lễ, thời gian điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày thứ Tư liền kề trước đó.
- Nếu ngày thứ Năm trùng vào các ngày nghỉ lễ còn lại, thời gian điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ.
(3) Trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động bất thường, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Bộ Công Thương có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thời gian điều hành giá xăng dầu cho phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?