Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là gì? 09 hành vi bị nghiêm cấm khi đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài?
Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là gì?
Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 141/2005/NĐ-CP như sau:
Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
1. Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề nghiệp, tác phong làm việc tiên tiến cho người lao động.
2. Nhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức, người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước tham gia vào việc mở thị trường, tìm đối tác, hợp đồng để tạo điều kiện cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại.
Như vậy, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề nghiệp, tác phong làm việc tiên tiến cho người lao động.
TẢI VỀ mẫu Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mới nhất 2023
Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là gì? 07 hành vi bị nghiêm cấm khi đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài? (Hình từ Internet)
09 hành vi bị nghiêm cấm khi đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài?
Các hành vi bị nghiêm cấm khi đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định tại Điều 4 Nghị định 141/2005/NĐ-CP như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở khu vực, nghề và công việc mà pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước tiếp nhận lao động cấm.
2. Lợi dụng danh nghĩa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài trái pháp luật.
3. Lợi dụng danh nghĩa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động trái quy định của pháp luật.
4. Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc mà không đăng ký hợp đồng theo quy định của pháp luật.
5. Bỏ trốn ngay sau khi nhập cảnh vào nước tiếp nhận lao động.
6. Tự ý bỏ nơi đang làm việc theo hợp đồng lao động.
7. Không về nước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo thời hạn quy định của nước sở tại.
8. Tổ chức, lôi kéo, kích động, ép buộc người lao động đình công trái pháp luật của nước sở tại.
9. Tổ chức môi giới, lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở nước ngoài bỏ nơi làm việc theo hợp đồng lao động.
Theo đó, 07 hành vi bị nghiêm cấm khi đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài gồm:
- Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở khu vực, nghề và công việc mà pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước tiếp nhận lao động cấm.
- Lợi dụng danh nghĩa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài trái pháp luật.
- Lợi dụng danh nghĩa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động trái quy định của pháp luật.
- Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc mà không đăng ký hợp đồng theo quy định của pháp luật.
- Bỏ trốn ngay sau khi nhập cảnh vào nước tiếp nhận lao động.
- Tự ý bỏ nơi đang làm việc theo hợp đồng lao động.
- Không về nước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo thời hạn quy định của nước sở tại.
- Tổ chức, lôi kéo, kích động, ép buộc người lao động đình công trái pháp luật của nước sở tại.
- Tổ chức môi giới, lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở nước ngoài bỏ nơi làm việc theo hợp đồng lao động.
TẢI VỀ mẫu Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mới nhất 2023
Trong thời gian làm việc ở nước ngoài người lao động có trách nhiệm như thế nào?
Trong thời gian làm việc ở nước ngoài người lao động có trách nhiệm được quy định tại Điều 15 Nghị định 141/2005/NĐ-CP như sau:
Thực hiện hợp đồng làm việc ở nước ngoài
Trong thời gian làm việc ở nước ngoài, người lao động có trách nhiệm:
1. Đến làm việc tại nơi được thỏa thuận trong “Hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài” đã ký với doanh nghiệp.
2. Ký, thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng lao động với người sử dụng lao động và nội quy nơi làm việc.
3. Không được tự ý rời bỏ nơi làm việc theo hợp đồng lao động đã ký.
4. Khi có tranh chấp về quan hệ lao động với người sử dụng lao động hoặc bị xâm hại danh dự, nhân phẩm phải thông báo ngay cho doanh nghiệp đưa đi và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại để được hỗ trợ kịp thời.
5. Tuân thủ pháp luật, tôn trọng phong tục, tập quán của nước sở tại.
6. Về nước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng thời hạn quy định của pháp luật nước sở tại.
Như vậy, trong thời gian làm việc ở nước ngoài thì người lao động có trách nhiệm:
- Đến làm việc tại nơi được thỏa thuận trong “Hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài” đã ký với doanh nghiệp.
- Ký, thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng lao động với người sử dụng lao động và nội quy nơi làm việc.
- Không được tự ý rời bỏ nơi làm việc theo hợp đồng lao động đã ký.
- Khi có tranh chấp về quan hệ lao động với người sử dụng lao động hoặc bị xâm hại danh dự, nhân phẩm phải thông báo ngay cho doanh nghiệp đưa đi và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại để được hỗ trợ kịp thời.
- Tuân thủ pháp luật, tôn trọng phong tục, tập quán của nước sở tại.
- Về nước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng thời hạn quy định của pháp luật nước sở tại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?