Dự trù kinh phí chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại địa phương là trách nhiệm của cơ quan nào?
Người cao tuổi sẽ được đảm bảo chăm sóc sức khỏe đúng không?
Quyền của người cao tuổi được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Người cao tuổi năm 2009 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi
1. Người cao tuổi có các quyền sau đây:
a) Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ;
b) Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn;
c) Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi;
đ) Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi;
e) Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp;
g) Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác;
h) Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội;
i) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định trên, người cao tuổi được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về chăm sóc sức khoẻ.
Đồng thời người cao tuổi còn được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác.
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (Hình từ Internet)
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gồm những nội dung nào?
Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 35/2011/TT-BYT, việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo các nội dung như sau:
(1) Việc ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi được thực hiện như sau:
- Người từ đủ 80 tuổi trở lên được ưu tiên khám trước người bệnh khác trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng.
- Bố trí giường nằm phù hợp khi điều trị nội trú.
(2) Các bệnh viện, trừ bệnh viện chuyên khoa nhi, có trách nhiệm sau đây:
- Tổ chức khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh là người cao tuổi.
- Phục hồi sức khoẻ cho người bệnh là người cao tuổi sau các đợt điều trị cấp tính tại bệnh viện và hướng dẫn tiếp tục điều trị, chăm sóc tại gia đình.
- Kết hợp các phương pháp điều trị y học cổ truyền với y học hiện đại, hướng dẫn các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc ở tuyến y tế cơ sở đối với người bệnh là người cao tuổi.
(3) Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân khám bệnh, chữa bệnh miễn phí cho người cao tuổi.
(4) Khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú thực hiện theo các quy định Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Luật Bảo hiểm y tế.
Khám bệnh, chữa bệnh kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong khám bệnh, chữa bệnh đối với người cao tuổi theo hướng dẫn Thông tư số 50/2010/TT-BYT.
(5) Phòng bệnh cho người cao tuổi.
(6) Đào tạo cán bộ y tế về lão khoa.
(7) Nghiên cứu khoa học, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào việc phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và nâng cao sức khỏe người cao tuổi.
(8) Chỉ đạo tuyến: Chỉ đạo, hỗ trợ, chuyển giao chuyên môn kỹ thuật của các bệnh viện tuyến trên cho tuyến dưới.
(9) Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ về chuyên ngành lão khoa với các tổ chức quốc tế, các nước trên thế giới và các cá nhân nước ngoài.
Dự trù kinh phí chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại địa phương là trách nhiệm của cơ quan nào?
Cơ quan có trách nhiệm dự trù kinh phí chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại địa phương được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 35/2011/TT-BYT như sau:
Trách nhiệm thực hiện chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại cộng đồng
...
2. Trách nhiệm của Trạm y tế xã
a) Triển khai thực hiện chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại cộng đồng theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này.
b) Cử cán bộ y tế đến khám bệnh, chữa bệnh tại nơi cư trú đối với người cao tuổi cô đơn, bị bệnh nặng không thể đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
c) Hằng năm, lập kế hoạch, dự trù kinh phí chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại địa phương, bao gồm cả khám sức khỏe định kỳ quy định tại Khoản 4, Điều 3 Thông tư này, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Thông tư số 21/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 18 tháng 02 năm 2011, quy định quản lý sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú; chúc thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi.
...
Như vậy, cơ quan có trách nhiệm lập dự trù kinh phí chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại địa phương, bao gồm cả khám sức khỏe định kỳ là Trạm y tế xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?