Dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép trong sản phẩm động vật thủy sản là gì? Thời hạn thông báo kết quả kiểm nghiệm chính thức phát hiện này là bao nhiêu ngày?
- Dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép trong sản phẩm động vật thủy sản là gì?
- Thời hạn thông báo kết quả kiểm nghiệm chính thức phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép trong sản phẩm động vật thủy sản là bao nhiêu ngày?
- Khi nhận được kết quả kiểm nghiệm chính thức phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép trong sản phẩm động vật thủy sản thì cơ quan giám sát thực hiện như thế nào?
Dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép trong sản phẩm động vật thủy sản là gì?
Dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép trong sản phẩm động vật thủy sản được giải thích tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT như sau:
Dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép: là trường hợp phát hiện dư lượng hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng hoặc dư lượng hoá chất, kháng sinh hạn chế sử dụng vượt mức giới hạn tối đa cho phép trong các mẫu động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi.
Như vậy, theo quy định trên thì dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép trong sản phẩm động vật thủy sản là trường hợp phát hiện dư lượng hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng hoặc dư lượng hoá chất, kháng sinh hạn chế sử dụng vượt mức giới hạn tối đa cho phép trong các mẫu động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi.
Dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép trong sản phẩm động vật thủy sản (Hình từ Internet)
Thời hạn thông báo kết quả kiểm nghiệm chính thức phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép trong sản phẩm động vật thủy sản là bao nhiêu ngày?
Thời hạn thông báo kết quả kiểm nghiệm chính thức phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép trong sản phẩm động vật thủy sản được quy định tại Điều 10 Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT như sau:
Thông báo kết quả kiểm nghiệm
Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ khi có kết quả kiểm nghiệm chính thức phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép (bao gồm cả kết quả kiểm nghiệm khẳng định đối với các mẫu đã phát hiện dương tính bằng phương pháp kiểm nghiệm sàng lọc), Cơ sở kiểm nghiệm phải thông báo kết quả kiểm nghiệm tới Cơ quan kiểm tra.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn thông báo kết quả kiểm nghiệm chính thức phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép trong sản phẩm động vật thủy sản là 01 ngày làm việc kể từ khi có kết quả kiểm nghiệm chính thức phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép, Cơ sở kiểm nghiệm phải thông báo kết quả kiểm nghiệm tới Cơ quan kiểm tra.
Khi nhận được kết quả kiểm nghiệm chính thức phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép trong sản phẩm động vật thủy sản thì cơ quan giám sát thực hiện như thế nào?
Khi nhận được kết quả kiểm nghiệm chính thức phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép trong sản phẩm động vật thủy sản thì cơ quan giám sát thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT như sau:
Yêu cầu điều tra xác định nguyên nhân, khắc phục sự cố
Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo của Cơ quan kiểm tra, Cơ quan giám sát thực hiện:
1. Đối với mẫu vi phạm là thủy sản đang nuôi, chưa đạt kích cỡ thương phẩm: Cơ quan giám sát có văn bản cảnh báo, yêu cầu Cơ sở xác định nguyên nhân và thực hiện biện pháp khắc phục phù hợp; lấy mẫu thủy sản nuôi để giám sát tăng cường. Thời điểm lấy mẫu tăng cường phụ thuộc mức độ đào thải của chất bị phát hiện và khối lượng mẫu đảm bảo đủ để kiểm nghiệm chất bị phát hiện.
2. Đối với mẫu vi phạm là thủy sản đang nuôi, đạt kích cỡ thương phẩm:
a) Cơ quan giám sát có văn bản tạm dừng thu hoạch, yêu cầu Cơ sở xác định nguyên nhân và thực hiện biện pháp khắc phục phù hợp; yêu cầu và giám sát Cơ sở thực hiện nuôi lưu; lấy mẫu thủy sản nuôi để giám sát tăng cường và khối lượng mẫu đảm bảo đủ để kiểm nghiệm chất bị phát hiện. Khi kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát tăng cường đạt yêu cầu, Cơ quan giám sát có văn bản cho phép Cơ sở thu hoạch.
b) Đối với thủy sản có dư lượng các chất đào thải chậm: Cơ quan giám sát cho phép thu hoạch làm thực phẩm khi đáp ứng các yêu cầu cụ thể của thị trường tiêu thụ hoặc chuyển mục đích sử dụng.
c) Trường hợp Cơ sở đã thu hoạch trước khi có cảnh báo: Cơ quan giám sát có văn bản cảnh báo, yêu cầu cơ sở xác định nguyên nhân và thực hiện biện pháp khắc phục phù hợp; đồng thời tiến hành truy xuất và thu hồi lô sản phẩm thủy sản nuôi vi phạm; lấy mẫu kiểm nghiệm để thẩm tra và chỉ cho phép đưa ra thị trường tiêu thụ nếu kết quả kiểm nghiệm đạt yêu cầu.
3. Đối với mẫu vi phạm được lấy tại cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến thủy sản nuôi: Cơ quan giám sát, Cơ quan kiểm tra có văn bản cảnh báo, yêu cầu cơ sở tiến hành truy xuất nguồn gốc, xác định nguyên nhân và thực hiện biện pháp khắc phục phù hợp theo thẩm quyền; yêu cầu cơ sở thu hồi lô sản phẩm thủy sản nuôi đã đưa ra thị trường tiêu thụ (nếu cần thiết) hoặc yêu cầu Cơ sở cô lập lô sản phẩm thủy sản nuôi đang lưu giữ tại cơ sở, lấy mẫu kiểm nghiệm để thẩm tra:
a) Khi kết quả đạt yêu cầu, cho phép đưa ra thị trường tiêu thụ.
b) Khi kết quả vẫn không đạt yêu cầu, chỉ cho phép sử dụng làm thực phẩm khi đáp ứng các yêu cầu cụ thể của thị trường tiêu thụ hoặc phải chuyển đổi mục đích sử dụng.
Theo đó, khi nhận được kết quả kiểm nghiệm chính thức phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép trong sản phẩm động vật thủy sản thì cơ quan giám sát thực hiện theo các quy định được nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?