Dự án thành lập khu rừng phòng hộ có cần thực hiện đánh giá về hiện trạng dân sinh không? Hồ sơ thành lập khu rừng phòng hộ phải có bản chính của những tài liệu nào?
- Dự án thành lập khu rừng phòng hộ có cần thực hiện đánh giá về hiện trạng dân sinh không?
- Trong hồ sơ thành lập khu rừng phòng hộ phải có bản chính của những tài liệu nào?
- Việc thành lập khu rừng phòng hộ nằm trên địa bàn 01 tỉnh được thực hiện theo trình tự thế nào?
- Ai có trách nhiệm quản lý đối với hệ thống rừng phòng hộ ở địa phương?
Dự án thành lập khu rừng phòng hộ có cần thực hiện đánh giá về hiện trạng dân sinh không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 156/2018/NĐ-CP, dự án thành lập khu rừng phòng hộ phải có 08 nội dung, bao gồm những nội dung sau:
Thành lập khu rừng phòng hộ
....
2. Nội dung của dự án thành lập khu rừng phòng hộ
a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng rừng, các hệ sinh thái tự nhiên; các giá trị về phòng hộ, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ, cung ứng dịch vụ môi trường rừng và đa dạng sinh học;
b) Đánh giá về hiện trạng quản lý, sử dụng rừng, đất đai, mặt nước vùng dự án;
c) Đánh giá về hiện trạng dân sinh, kinh tế - xã hội;
d) Xác định các mục tiêu thành lập khu rừng phòng hộ đáp ứng tiêu chí rừng phòng hộ;
đ) Xác định phạm vi ranh giới, diện tích khu rừng phòng hộ trên bản đồ;
e) Các chương trình hoạt động, giải pháp thực hiện, tổ chức quản lý;
g) Xác định khái toán vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư xây dựng khu rừng phòng hộ; kinh phí thường xuyên cho các hoạt động bảo vệ, nâng cao đời sống người dân; hiệu quả đầu tư;
h) Tổ chức thực hiện dự án.
Theo đó, dự án thành lập khu rừng phòng hộ phải có cần thực hiện đánh giá về hiện trạng dân sinh, kinh tế - xã hội.
Dự án thành lập khu rừng phòng hộ có cần thực hiện đánh giá về hiện trạng dân sinh không? Hồ sơ thành lập khu rừng phòng hộ phải có bản chính của những tài liệu nào? (Hình từ Internet)
Trong hồ sơ thành lập khu rừng phòng hộ phải có bản chính của những tài liệu nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thành lập khu rừng phòng hộ
...
3. Hồ sơ thành lập khu rừng phòng hộ bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan quản lý khu rừng phòng hộ (bản chính);
b) Dự án thành lập khu rừng phòng hộ (bản chính);
c) Bản đồ hiện trạng khu rừng phòng hộ (bản chính) tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 tùy theo quy mô diện tích của khu rừng phòng hộ;
d) Tổng hợp ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;
đ) Kết quả thẩm định.
...
Như vậy, theo quy định trên, trong hồ sơ thành lập khu rừng phòng hộ phải có bản chính của những tài liệu sau đây:
- Tờ trình của cơ quan quản lý khu rừng phòng hộ;
- Dự án thành lập khu rừng phòng hộ;
- Bản đồ hiện trạng khu rừng phòng hộ tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 tùy theo quy mô diện tích của khu rừng phòng hộ.
Việc thành lập khu rừng phòng hộ nằm trên địa bàn 01 tỉnh được thực hiện theo trình tự thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 17 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thành lập khu rừng phòng hộ
...
5. Trình tự thành lập khu rừng phòng hộ không thuộc quy định tại khoản 4 Điều này
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khu rừng phòng hộ theo trình tự sau đây:
a) Tổ chức xây dựng dự án thành lập khu rừng phòng hộ theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ quan tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu rừng phòng hộ;
d) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định thành lập khu rừng phòng hộ.
Như vậy, theo quy định trên, việc thành lập khu rừng phòng hộ nằm trên địa bàn 01 tỉnh được thực hiện theo trình tự sau đây:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khu rừng phòng hộ theo trình tự sau đây:
Bước 1: Tổ chức xây dựng dự án thành lập khu rừng phòng hộ
Bước 2: Lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ quan tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu rừng phòng hộ;
Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định thành lập khu rừng phòng hộ.
Ai có trách nhiệm quản lý đối với hệ thống rừng phòng hộ ở địa phương?
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm quản lý về rừng phòng hộ
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng phòng hộ trong phạm vi cả nước; trực tiếp tổ chức quản lý các khu rừng phòng hộ nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng phòng hộ ở địa phương.
Như vậy, theo quy định trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng phòng hộ ở địa phương.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng phòng hộ trong phạm vi cả nước; trực tiếp tổ chức quản lý các khu rừng phòng hộ nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 1334 năm 2024 công bố TTHC thay thế, bãi bỏ lĩnh vực hoạt động xây dựng như thế nào?
- Thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin trong cơ sở dữ liệu đường bộ từ 1/1/2025 thực hiện như thế nào?
- Mẫu đơn ly hôn với người nước ngoài? Tải về mẫu đơn ly hôn với người nước ngoài chi tiết, mới nhất?
- Tổ chức khảo sát địa chất hạng 2 phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào? Chứng chỉ năng lực của tổ chức này có hiệu lực bao lâu?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Hà Nội? Chi tiết các điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tại Hà Nội?