Dự án tàu điện ngầm: Kêu gọi các nhà đầu tư, nhà thầu có năng lực tham gia vào dự án tàu điện ngầm Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Giờ trong tháng 4 năm nay?

Dự án tàu điện ngầm: Kêu gọi các nhà đầu tư, nhà thầu có năng lực tham gia vào dự án tàu điện ngầm Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Giờ trong tháng 4 năm nay? Dự án tàu điện ngầm được hiểu như thế nào? 9 yêu cầu về bảo vệ môi trường trong việc thi công và khai thác công trình dự án tàu điện ngầm hiện nay?

Dự án tàu điện ngầm: Kêu gọi các nhà đầu tư, nhà thầu có năng lực tham gia vào dự án tàu điện ngầm Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Giờ trong tháng 4 năm nay?

Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục 1 Chương III Thông báo 125/TB-VPCP năm 2025 có quy định như sau:

Về các dự án đường sắt
a) Bộ Xây dựng khẩn trương phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao hoàn thiện thủ tục để trình Chính phủ ký Hiệp định khung triển khai dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với Chính phủ Trung Quốc nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp nhà nước tới Việt Nam.
b) Các địa phương có dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đi qua, trên cơ sở chủ trương đầu tư dự án đã được Quốc hội phê duyệt, chủ động phối hợp với Bộ Xây dựng triển khai ngay các thủ tục giải phóng mặt bằng, phê duyệt dự án tái định cư đáp ứng tiến độ dự án.
c) Bộ Xây dựng khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan xây dựng Đề án phát triển công nghiệp đường sắt, trong đó: nghiên cứu đề xuất Tổng công ty đường sắt Việt Nam và các doanh nghiệp có năng lực trong nước tham gia tiếp nhận, chuyển giao công nghệ phát triển công nghiệp đường sắt, hoàn thành trong tháng 6 năm 2025.
d) Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương tổ chức nghiên cứu triển khai các dự án đường sắt đô thị (tàu điện ngầm) Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Giờ và Thành phố Hồ Chí Minh đi CHKQT Long Thành; kêu gọi các nhà đầu tư, nhà thầu có năng lực tham gia đầu tư; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4 năm 2025.
đ) Đối với dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo: đồng ý về nguyên tắc đối với kiến nghị Thành phố Hà Nội ứng vốn ngân sách thành phố trong thời gian hoàn thiện thủ tục đàm phán, ký kết hiệp định vay ODA; Bộ Quốc phòng chỉ đạo các đơn vị khẩn trương phối hợp với Thành phố di dời Tiểu đoàn 10 - Bộ Tư lệnh Pháo binh để triển khai Dự án.

Như vậy, theo quy định trên thì dự án tàu điện ngầm Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Giờ sẽ được khẩn trương tổ chức nghiên cứu triển khai.

Đồng thời, đối với dự án tàu điện ngầm sẽ kêu gọi các nhà đầu tư, nhà thầu có năng lực tham gia đầu tư và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4 năm 2025.

Dự án tàu điện ngầm: Kêu gọi các nhà đầu tư, nhà thầu có năng lực tham gia vào dự án tàu điện ngầm Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Giờ trong tháng 4 năm nay?

Dự án tàu điện ngầm: Kêu gọi các nhà đầu tư, nhà thầu có năng lực tham gia vào dự án tàu điện ngầm Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Giờ trong tháng 4 năm nay? (Hình từ internet)

Mục tiêu triển khai các dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải từ đây đến hết năm theo Thông báo 125?

Căn cứ theo Chương II Thông báo 125/TB-VPCP năm 2025 có quy định về Mục tiêu triển khai các dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải từ đây đến hết năm theo Thông báo 125 như sau:

Về mục tiêu triển khai: hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc và 1.000 km đường ven biển vào năm 2025, là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng để chào mừng các ngày lễ trọng đại của đất nước và thực hiện hiệu quả mục tiêu đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, tạo đà tăng trưởng kinh tế - xã hội, tạo sinh kế việc làm cho người dân, doanh nghiệp, đem lại giá trị gia tăng của đất đai, tạo không gian mới cho phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ, dân cư...

Về yêu cầu thực hiện: từ nay đến ngày 31 tháng 12 năm 2025 chỉ còn khoảng gần 10 tháng, trong khi khối lượng công việc còn rất nhiều. Do vậy, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nghiêm túc rà soát, khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành mục tiêu của Phong trào thi đua “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”, đặc biệt tại các dự án thuộc nhóm đang chậm tiến độ, có khó khăn vướng mắc. Các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư, nhà thầu thi công các dự án phải rà soát, xây dựng tiến độ thi công chi tiết, có giải pháp đẩy nhanh tiến độ để bù phần khối lượng thi công đã bị chậm, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ. Các cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền, động viên các điển hình tiên tiến, các nơi có cách làm hay sáng tạo trong phong trào thi đua.

Đồng thời, Các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư, nhà đầu tư, nhà thầu,... phải có văn bản, biên bản cam kết hoàn thành đúng tiến độ các nhiệm vụ và hoàn thành dự án trong năm 2025.

Lưu ý: sau các buổi kiểm tra, làm việc các bên phải xác định được các tồn tại, vướng mắc, có giải pháp tháo gỡ trên nguyên tắc "rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ kết quả, rõ trách nhiệm" làm cơ sở để theo dõi, kiểm điểm trong các đợt kiểm tra tiếp theo, bảo đảm phát huy tối đa hiệu quả của các Đoàn công tác.

Ngoài ra, Các cấp ủy, đồng chí Bí thư cần trực tiếp, thường xuyên quan tâm động viên người lao động tham gia các dự án trên địa bàn địa phương; đôn đốc tiến độ triển khai các dự án, bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ đề ra. Các nhà thầu cần phối hợp với các nhà thầu tại địa phương trên tinh thần doanh nghiệp lớn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ tại địa phương, tạo điều kiện để chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ phát triển; tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ thi công.

Dự án tàu điện ngầm được hiểu như thế nào?

Hiện nay pháp luật về chưa có quy định cụ thể về khái niệm dự án tàu điện ngầm

Tuy nhiên, căn cứ theo tiết mục 1.4.1 tiểu mục 1.4 Mục 1 QCVN 08:2018/BXD có quy định như sau:

QUY ĐỊNH CHUNG
...
1.4 Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.4.1
Công trình tàu điện ngầm
Một loại hình của đường sắt đô thị được xây dựng dưới mặt đất.
...

Như vậy, theo quy định trên thì ta có thể hiểu dự án tàu điện ngầm là công trình xây dựng hệ thống phương tiện giao thông đường sắt đô thị di chuyển trên đường ray dưới mặt đất.

9 yêu cầu về bảo vệ môi trường trong việc thi công và khai thác công trình dự án tàu điện ngầm hiện nay?

Căn cứ theo tiểu mục 2.8 Mục 2 QCVN 08:2018/BXD có quy định về 9 yêu cầu về bảo vệ môi trường trong việc thi công và khai thác công trình dự án tàu điện ngầm hiện nay như sau:

(1) Điều kiện môi trường bên trong công trình tàu điện ngầm phải đảm bảo các yêu cầu về môi trường không khí (độ sạch, thành phần và nồng độ khí, bụi, khói, nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ chuyển động của không khí), chiếu sáng, tiếng ồn, độ rung tùy thuộc công năng của các hạng mục công trình tàu điện ngầm và số lượng cũng như thời gian lưu trú của hành khách và nhân viên làm việc trong công trình tàu điện ngầm.

CHÚ THÍCH: Chất lượng môi trường không khí, chiếu sáng, độ ồn, độ rung tuân thủ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng cho công trình.

(2) Đối với công trình nhà ga ngầm có người làm việc và hành khách lưu trú phải bố trí hệ thống thông gió hút-xả cơ khí với bội số trao đổi không khí không dưới 3 lần/h. Tại những nơi tập trung đông người, trao đổi không khí phải xác định bằng tính toán đảm bảo lượng không khí cấp không ít hơn 60 m3/h/người và phải thiết kế hệ thống thông gió xả khói sự cố đảm bảo thoát hiểm an toàn cho người.

CHÚ THÍCH: Nơi tập trung đông người là những gian phòng có diện tích bằng hoặc lớn hơn 50 m2 và có mật độ người lưu trú tạm thời hoặc thường xuyên lớn hơn 1 người/1m2.

(3) Các yêu cầu kỹ thuật bảo đảm chống ồn, rung cho công trình tàu điện ngầm và công trình, môi trường xung quanh phải tuân thủ các quy định trong các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình về môi trường.

(4) Phải thiết kế, áp dụng các giải pháp loại trừ hoặc giảm thiểu rung động, độ ồn vượt mức quy định và lan truyền ra môi trường xung quanh.

(5) Công trình tàu điện ngầm không được làm hỏng/xâm phạm các công trình nước hiện hữu và các điều kiện địa chất thủy văn của khu vực lân cận.

(6) Phải có biện pháp bảo vệ nhà và công trình đô thị do thi công xây dựng và khai thác tuyến tàu điện ngầm.

(7) Phải có biện pháp chống ồn và chống rung cho nhà ga cũng như các nhà nằm dọc theo tuyến, khi tàu chạy, khi các thang cuốn làm việc và các thiết bị khác của tàu điện ngầm hoạt động.

(8) Phải kiểm tra các điều kiện bảo vệ môi trường, tiếng ồn và chấn động cho nhà ở và các công trình công cộng khi khai thác sử dụng tàu điện ngầm.

(9) Phải có biện pháp bảo vệ và kiểm tra hiệu quả chống ăn mòn do dòng điện khi khai thác sử dụng tàu điện ngầm.

Dự án tàu điện ngầm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Dự án tàu điện ngầm: Kêu gọi các nhà đầu tư, nhà thầu có năng lực tham gia vào dự án tàu điện ngầm Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Giờ trong tháng 4 năm nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự án tàu điện ngầm
9 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào