Dự án sản xuất có quy mô vốn gần 7.000 tỷ đồng có được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật không?
- Dự án sản xuất có quy mô vốn gần 7.000 tỷ đồng có được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật không?
- Nhà đầu tư dự án sản xuất có quy mô vốn gần 7.000 tỷ đồng đề nghị Nhà nước giao đất thì phải bảo đảm thực hiện dự án bằng cách nào?
- Nhà đầu tư dự án sản xuất có quy mô vốn gần 7.000 tỷ đồng đề nghị Nhà nước giao đất có được giảm tiền bảo đảm hay không?
Dự án sản xuất có quy mô vốn gần 7.000 tỷ đồng có được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật không?
Dự án đầu tư sản xuất có quy mô vốn gần 7.000 tỷ đồng có được hưởng ưu đãi đầu tư hay không phải căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, nội dung như sau:
Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư
Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật Đầu tư bao gồm:
...
3. Dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 6.000 tỷ đồng trở lên được áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 của Luật Đầu tư khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư (đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) hoặc Quyết định chấp thuận nhà đầu tư (đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư);
b) Có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm trong thời gian chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu hoặc sử dụng từ 3.000 lao động thường xuyên bình quân hằng năm trở lên theo quy định của pháp luật về lao động chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu.
Như vậy, dự án đầu tư sản xuất có quy mô vốn gần 7.000 tỷ đồng được hưởng ưu đãi đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư (đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) hoặc Quyết định chấp thuận nhà đầu tư (đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
- Một trong hai yếu tố sau:
+ Có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm trong thời gian chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu.
+ Sử dụng từ 3.000 lao động thường xuyên bình quân hằng năm trở lên theo quy định của pháp luật về lao động chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu.
Dự án sản xuất có quy mô vốn gần 7.000 tỷ đồng có được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật không? (Hình từ Internet)
Nhà đầu tư dự án sản xuất có quy mô vốn gần 7.000 tỷ đồng đề nghị Nhà nước giao đất thì phải bảo đảm thực hiện dự án bằng cách nào?
Nhà đầu tư dự án sản xuất có quy mô vốn gần 7.000 tỷ đồng đề nghị Nhà nước giao đất thì phải bảo đảm dự án thực hiện bằng cách quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Đầu tư 2020, nội dung như sau:
Bảo đảm thực hiện dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư phải ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
b) Nhà đầu tư trúng đấu thầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất;
c) Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên cơ sở nhận chuyển nhượng dự án đầu tư đã thực hiện ký quỹ hoặc đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn theo tiến độ quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
d) Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất khác.
Theo quy định trên, nhà đầu tư dự án sản xuất có quy mô vốn gần 7.000 tỷ đồng có đề nghị Nhà nước giao đất thì phải bảo đảm thực hiện dự án bằng 02 cách là ký quỹ hoặc bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ. (Lưu ý trừ các trường hợp quy định nêu trên).
Nhà đầu tư dự án sản xuất có quy mô vốn gần 7.000 tỷ đồng đề nghị Nhà nước giao đất có được giảm tiền bảo đảm hay không?
Nhà đầu tư dự án sản xuất có quy mô vốn gần 7.000 tỷ đồng đề nghị Nhà nước giao đất có được giảm tiền bảo đảm hay không phải căn cứ quy định tại khoản Điều 20 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, nội dung như sau:
Nguyên tắc áp dụng ưu đãi đầu tư
1. Dự án đầu tư quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định này được hưởng ưu đãi đầu tư như quy định đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Và căn cứ quy định tại điểm b khoản 4 Điều 26 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, nội dung như sau:
Thủ tục bảo đảm thực hiện dự án của nhà đầu tư
...
4.Trừ các dự án không được áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Luật Đầu tư, nhà đầu tư được giảm tiền bảo đảm thực hiện dự án trong các trường hợp sau:
...
b) Giảm 50% đối với dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Phụ lục III của Nghị định này; dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Dẫn chiếu quy định tại khoản 5 Điều 15 Luật Đầu tư 2020, nội dung như sau:
Hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư
...
5. Ưu đãi đầu tư quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này không áp dụng đối với các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư khai thác khoáng sản;
b) Dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ dự án sản xuất ô tô, tàu bay, du thuyền;
c) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Như vậy, nhà đầu tư dự án sản xuất có quy mô vốn gần 7.000 tỷ đồng sẽ được giảm tiền bảo đảm thực hiện dự án 50% nếu như dự án này không thuộc các trường hợp là dự án đầu tư khai thác khoáng sản; Dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ dự án sản xuất ô tô, tàu bay, du thuyền); Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?