Dự án đầu tư mức 1 thuộc Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường gồm dự án nào?
- Dự án đầu tư mức 1 thuộc Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường gồm dự án nào?
- Lộ trình áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất đối với dự án đầu tư mức 1 thuộc Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường?
- Tiêu chuẩn nào dùng để xác định kỹ thuật hiện có tốt nhất?
Dự án đầu tư mức 1 thuộc Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường gồm dự án nào?
Theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP có đề cập về các dự án đầu tư mức 1 thuộc Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường gồm những dự án sau:
Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường | Công suất | Công suất | Công suất |
Mức I | Lớn | Trung bình | Nhỏ |
Làm giàu, chế biến khoáng sản độc hại, khoáng sản kim loại; chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất độc hại; | Từ 200.000 tấn quặng làm nguyên liệu đầu vào/năm trở lên | Dưới 200.000 tấn quặng làm nguyên liệu đầu vào/năm | Không |
Sản xuất thủy tinh (trừ loại hình sử dụng nhiên liệu khí, dầu DO) | Từ 200.000 tấn sản phẩm/năm trở lên | Dưới 5.000 đến dưới 200.000 tấn sản phẩm/năm | Dưới 5.000 tấn sản phẩm/năm |
Sản xuất gang, thép, luyện kim (trừ cán, kéo, đúc từ phôi nguyên liệu) | Từ 300.000 tấn sản phẩm/năm trở lên | Dưới 300.000 tấn sản phẩm/năm | Không |
Sản xuất bột giấy, sản xuất giấy từ nguyên liệu tái chế hoặc từ sinh khối | Từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên | Từ 5.000 đến dưới 50.000 tấn sản phẩm/năm | Dưới 5.000 tấn sản phẩm/năm |
Sản xuất hóa chất vô cơ cơ bản (trừ khí công nghiệp), phân bón hóa học (trừ phối trộn, sang chiết, đóng gói), hóa chất bảo vệ thực vật (trừ phối trộn, sang chiết) | Từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên | Từ 1.000 đến dưới 5.000 tấn sản phẩm/năm | Dưới 1.000 tấn sản phẩm/năm |
Sản xuất vải, sợi, dệt may (có công đoạn nhuộm, giặt mài hoặc nấu sợi) | Từ 50.000.000 m2/năm trở lên | Từ 5.000.000 đến dưới 50.000.000 m2/năm | Dưới 5.000.000 m2/ năm |
Sản xuất da (có công đoạn thuộc da); thuộc da | Từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên | Từ 1.000 đến dưới 10.000 tấn sản phẩm/năm | Dưới 1.000 tấn sản phẩm/năm |
Khai thác dầu thô, khí đốt tự nhiên | Tất cả | Không | Không |
Lọc, hóa dầu | Từ 1.000.000 tấn sản phẩm/năm trở lên | Dưới 1.000.000 tấn sản phẩm/năm | Không |
Nhiệt điện than | Từ 600 MW trở lên | Dưới 600 MW | Không |
Sản xuất than cốc | Từ 100.000 tấn sản phẩm/năm trở lên | Dưới 100.000 tấn sản phẩm/năm | Không |
Khí hóa than | Từ 50.000 m3 khí/giờ trở lên | Dưới 50.000 m3 khí/giờ | Không |
Như vậy, dự án đầu tư mức 1 thuộc Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường gồm 08 loại hình kể trên.
Dự án đầu tư mức 1 thuộc Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường gồm dự án nào? (hình từ internet)
Lộ trình áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất đối với dự án đầu tư mức 1 thuộc Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường?
Lộ trình áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất đối với dự án đầu tư mức 1 thuộc Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được quy định tại khoản 1 Điều 53 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Lộ trình áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất
1. Chủ dự án đầu tư thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm nghiên cứu, áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất đối với ít nhất một hoạt động hoặc công đoạn sản xuất theo lộ trình như sau:
a) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2027 đối với dự án đầu tư thuộc Mức I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2028 đối với dự án đầu tư thuộc Mức II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2029 đối với dự án đầu tư thuộc Mức III Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Chủ cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm nghiên cứu, áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất đối với ít nhất một hoạt động hoặc công đoạn sản xuất theo lộ trình như sau:
a) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2028 đối với cơ sở thuộc Mức I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2029 đối với cơ sở thuộc Mức II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2030 đối với cơ sở thuộc Mức III Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Như vậy, đối với dự án đầu tư mức 1 thuộc Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thì lộ trình áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất được thực hiện như sau:
- Chủ dự án đầu tư thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm nghiên cứu, áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất đối với ít nhất một hoạt động hoặc công đoạn sản xuất theo lộ trình trước ngày 01 tháng 01 năm 2027.
- Chủ cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm nghiên cứu, áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất đối với ít nhất một hoạt động hoặc công đoạn sản xuất theo lộ trình trước ngày 01 tháng 01 năm 2028.
Tiêu chuẩn nào dùng để xác định kỹ thuật hiện có tốt nhất?
Áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất được quy định tại Điều 105 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
Áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất
1. Chủ dự án đầu tư, cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm nghiên cứu, áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất theo lộ trình do Chính phủ quy định; cung cấp thông tin theo yêu cầu để phục vụ xây dựng hướng dẫn kỹ thuật áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất.
2. Tiêu chí xác định kỹ thuật hiện có tốt nhất bao gồm:
a) Khả năng giảm lượng chất ô nhiễm;
b) Khả năng tăng lượng chất thải có thể tái chế;
c) Chi phí cho việc áp dụng và vận hành kỹ thuật hiện có tốt nhất;
d) Khả năng tiết kiệm năng lượng;
đ) Tính chủ động trong phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm.
...
Theo quy định trên thì những tiêu chuẩn sau được dùng để xác định kỹ thuật hiện có tốt nhất hay không:
- Khả năng giảm lượng chất ô nhiễm;
- Khả năng tăng lượng chất thải có thể tái chế;
- Chi phí cho việc áp dụng và vận hành kỹ thuật hiện có tốt nhất;
- Khả năng tiết kiệm năng lượng;
- Tính chủ động trong phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?