Dự án đầu tư được Nhà nước cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian hoạt động dự án tính thế nào?
- Dự án đầu tư được Nhà nước cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian hoạt động dự án tính thế nào?
- Trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư vì lý do bất khả kháng thì nhà đầu tư có được Nhà nước miễn tiền thuê đất hay không?
- Khi ngừng hoạt động đầu tư của dự án thì nhà đầu tư cần gửi thông báo đến cho cơ quan nào?
Dự án đầu tư được Nhà nước cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian hoạt động dự án tính thế nào?
Dự án đầu tư được Nhà nước cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian hoạt động dự án tính thế nào, căn cứ theo khoản 3 Điều 44 Luật Đầu tư 2020 quy định:
Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư
1. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.
2. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm.
3. Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện của dự án đầu tư.
...
Theo đó đối với dự án đầu tư được Nhà nước cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện của dự án đầu tư.
Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư tùy trường hợp mà có thời hạn hoạt động theo quy định cụ thể tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Dự án đầu tư được Nhà nước cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian hoạt động dự án tính thế nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư vì lý do bất khả kháng thì nhà đầu tư có được Nhà nước miễn tiền thuê đất hay không?
Trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư vì lý do bất khả kháng thì nhà đầu tư có được Nhà nước miễn tiền thuê đất hay không, căn cứ theo khoản 1 Điều 47 Luật Đầu tư 2020 quy định:
Ngừng hoạt động của dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư ngừng hoạt động của dự án đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư vì lý do bất khả kháng thì nhà đầu tư được Nhà nước miễn tiền thuê đất, giảm tiền sử dụng đất trong thời gian ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Để bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của Luật Di sản văn hóa;
b) Để khắc phục vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường;
...
Theo quy định trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư vì lý do bất khả kháng thì nhà đầu tư được Nhà nước miễn tiền thuê đất, giảm tiền sử dụng đất trong thời gian ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.
Theo đó trong trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư vì lý do bất khả kháng thì nhà đầu tư sẽ được Nhà nước miễn tiền thuê đất trong thời gian ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả.
Khi ngừng hoạt động đầu tư của dự án thì nhà đầu tư cần gửi thông báo đến cho cơ quan nào?
Khi ngừng hoạt động đầu tư của dự án thì nhà đầu tư cần gửi thông báo đến cho cơ quan nào, căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 56 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định:
Điều kiện, thủ tục ngừng hoạt động của dự án đầu tư
1. Dự án đầu tư ngừng hoạt động trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 47 của Luật Đầu tư.
2. Tổng thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư không quá 12 tháng. Trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết có hiệu lực của trọng tài hoặc theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư thì thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư được xác định theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết trọng tài hoặc theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư. Trường hợp các văn bản này không xác định thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư thì tổng thời gian ngừng không quá thời gian quy định tại khoản này.
3. Việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo thủ tục sau:
a) Trường hợp tự quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư gửi thông báo cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định. Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận và thông báo việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư cho các cơ quan liên quan;
...
Theo quy định trong trường hợp tự quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư theo quy định thì nhà đầu tư gửi thông báo cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định.
Ngoài ra cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận và thông báo việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư cho các cơ quan liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?