Đóng bảo hiểm xã hội trong bao lâu thì lao động nữ được hưởng chế độ thai sản? Lao động nữ sau khi sinh con thì được phép nghỉ hưởng chế độ thai sản thêm bao lâu?
Đối tượng nào thì được hưởng chế độ thai sản?
Căn cứ Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì đối tượng được hưởng chế độ thai sản đươc quy định như sau:
"Điều 30. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản
Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này."
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì các đội tượng vừa nêu ở Điều 30 trên gồm:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
.........
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
........."
Đóng bảo hiểm xã hội trong bao lâu thì lao động nữ được hưởng chế độ thai sản?
(Đóng bảo hiểm xã hội bao lâu để hưởng chế độ thai sản)
Căn cứ Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện để người lao động nữ được hưởng chế độ thai sản như sau:
"Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này."
Như vậy trường hợp của chị nếu chị đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian làm việc và nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì chỉ cần tiếp tục đóng bảo hiểm từ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì sẽ được hưởng chế độ thai sản.
Tuy nhiên nếu trước khi nghỉ thai sản mà thời gian tham gian bảo hiểm xã hội của chị chưa đủ 12 tháng trở lên và chị mới bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội được có 05 tháng và ngưng lại thì sẽ không được hưởng chế độ thai sản vì theo quy định chị phải đóng từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh thì mới được hưởng chế độ thai sản?
Lao động nữ sau khi sinh con thì được phép nghỉ hưởng chế độ thai sản thêm bao lâu?
Theo khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về thời gian hưởng chế độ sinh con của lao động nữ như sau:
"Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng."
Căn cứ quy định của pháp luật vừa nêu trên thì lao động nữ có thời gian hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Nếu chị nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh là 2 tháng thì chị được hưởng chế độ thai sản thêm 04 tháng sau khi sinh con.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?