Đóng bảo hiểm thất nghiệp được 2 năm 9 tháng có được bảo lưu những tháng lẻ khi hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp được 2 năm 9 tháng có được bảo lưu những tháng lẻ khi hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
- Mức chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022-2024 được quy định như thế nào?
- Trong quá trình xây dựng dự toán và thực hiện dự toán chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp cần phải làm gì?
Đóng bảo hiểm thất nghiệp được 2 năm 9 tháng có được bảo lưu những tháng lẻ khi hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Theo khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Tại khoản 7 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm 2013 cụ thể:
"Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng."
Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng thì những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Theo đó, trường hợp bà L đóng bảo hiểm thất nghiệp 2 năm 9 tháng thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp là 3 tháng, không còn thời gian để bảo lưu.
Đóng bảo hiểm thất nghiệp được 2 năm 9 tháng có được bảo lưu những tháng lẻ (Hình từ Internet)
Mức chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022-2024 được quy định như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 19/2022/QĐ-TTg quy định như sau:
Mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2022-2024
1. Mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội (bao gồm bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp), bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
...
Cụ thể tại Điều 1 Nghị quyết 09/2021/UBTVQH15 quy định cụ thể:
Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022 - 2024
1. Mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội (bao gồm bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp), bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022 - 2024 như sau:
a) Mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội bình quân giai đoạn 2022 - 2024 tối đa 1,54% dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm xã hội) được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội: trong đó, năm 2022 tối đa 1,59%, năm 2023 tối đa 1,54% và năm 2024 tối đa 1,49%;
b) Mức chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp bình quân giai đoạn 2022 - 2024 tối đa 1,54% dự toán thu, chi bảo hiểm thất nghiệp (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm thất nghiệp) được trích từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp; trong đó, năm 2022 tối đa 1,59%, năm 2023 tối đa 1,54% và năm 2024 tối đa 1,49%;
c) Trường hợp thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trong năm không đạt dự toán, mức chi phí quản lý quy định tại điểm a và điểm b khoản này tính trên số thực thu, thực chi; trường hợp thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trong năm vượt dự toán, chi phí quản lý thực hiện theo dự toán đã được giao.
...
Theo đó, mức chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp bình quân giai đoạn 2022 - 2024 tối đa 1,54% dự toán thu, chi bảo hiểm thất nghiệp (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm thất nghiệp) được trích từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp;
Trong đó, năm 2022 tối đa 1,59%, năm 2023 tối đa 1,54% và năm 2024 tối đa 1,49%;
Lưu ý: Trường hợp thực hiện thu, chi bảo hiểm thất nghiệp trong năm không đạt dự toán, mức chi phí quản lý quy định tại điểm b khoản này tính trên số thực thu, thực chi;
Trường hợp thực hiện thu, chi bảo hiểm thất nghiệp trong năm vượt dự toán, chi phí quản lý thực hiện theo dự toán đã được giao.
Trong quá trình xây dựng dự toán và thực hiện dự toán chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp cần phải làm gì?
Theo khoản 2 Điều 4 Quyết định 19/2022/QĐ-TTg quy định như sau:
Giao dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế
...
2. Trong quá trình xây dựng dự toán và thực hiện dự toán chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan có liên quan thực hiện rà soát, tiết kiệm, cắt giảm những nhiệm vụ chi chưa thật sự cần thiết, đảm bảo triệt để tiết kiệm và chịu trách nhiệm về nội dung, nhiệm vụ chi và số liệu đề xuất.
Theo đó, trong quá trình xây dựng dự toán và thực hiện dự toán chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp và các cơ quan có liên quan thực hiện rà soát, tiết kiệm, cắt giảm những nhiệm vụ chi chưa thật sự cần thiết, đảm bảo triệt để tiết kiệm và chịu trách nhiệm về nội dung, nhiệm vụ chi và số liệu đề xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời dẫn chương trình Tết cho trẻ mầm non năm Ất Tỵ 2025? Lời dẫn chương trình lễ hội mùa xuân cho trẻ mầm non 2025?
- Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được cấp cho tổ chức nào? Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bị thu hồi khi nào?
- Cơ cấu và số lượng thành viên hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng do ai quyết định?
- Điều kiện thiết bị y tế của cơ sở cấp phát thuốc điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện là gì?
- 02 cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế là những cơ sở nào? Nguyên tắc điều trị?