Đóng bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp khi người lao động ký kết nhiều hợp đồng lao động như thế nào?
- Đóng bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp khi ký kết nhiều hợp đồng lao động như thế nào?
- Chế độ hưởng bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đóng bảo hiểm theo nhiều hợp đồng như thế nào?
- Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp đối với người lao động giao kết nhiều hợp đồng lao động như thế nào?
Đóng bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp khi ký kết nhiều hợp đồng lao động như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 43 của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau:
"Điều 43. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
2. Trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người lao động được giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo nguyên tắc đóng, hưởng do Chính phủ quy định"
Như vậy, nếu tham gia nhiều hợp đồng lao động và tất cả đều thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì tất cả đều phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định nêu trên.
Đóng bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp khi người lao động ký kết nhiều hợp đồng lao động như thế nào? (Hình từ internet)
Chế độ hưởng bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đóng bảo hiểm theo nhiều hợp đồng như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định về chế độ hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong trường hợp này như sau:
"Điều 4. Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động
1. Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động, nếu bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, được Quỹ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả các chế độ sau đây:
a) Các chế độ theo quy định tại Mục 3 Chương III Luật An toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: Chi phí giám định thương tật, bệnh tật; trợ cấp hằng tháng hoặc một lần; trợ cấp phục vụ; hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động; đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
b) Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp; phục hồi chức năng lao động và huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động quy định tại Chương III của Nghị định này."
Như vậy sẽ có các chế độ như:
- Chi phí giám định thương tật, bệnh tật;
- Trợ cấp hằng tháng hoặc một lần;
- Trợ cấp phục vụ;
- Hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình;
- Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động;
- Đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp;
- Khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp;
- Phục hồi chức năng lao động và huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp đối với người lao động giao kết nhiều hợp đồng lao động như thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 nghị định 58/2020/NĐ-CP về mức đóng như sau:
"Điều 4. Mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình, theo một trong các mức sau:
a) Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; đồng thời được áp dụng đối với người lao động là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước;
b) Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với doanh nghiệp bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này."
Theo như phần giải đáp phía trên thì đối với mỗi hợp đồng mà người sử dụng lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì mức đóng bảo hiểm bình thường cho mỗi công việc sẽ là 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đảm bảo các yêu cầu sau đây sẽ được đóng với mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội gồm:
- Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội;
- Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất;
- Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?