Đơn vị thực hiện công khai tài sản đặc biệt tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng gồm những nội dung gì?

Cho tôi hỏi đơn vị thực hiện công khai tài sản đặc biệt tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng gồm những nội dung gì? Đơn vị thực hiện công khai tài sản đặc biệt tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng theo mấy hình thức? Ai có quyền sử dụng tài sản công thực hiện công khai tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Bộ Quốc phòng? Câu hỏi của Mai Trà đến từ Nha Trang.

Ai có quyền sử dụng tài sản công thực hiện công khai tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Bộ Quốc phòng?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 26/2019/TT-BQP quy định thẩm quyền công khai tài sản công như sau:

Thẩm quyền công khai tài sản công
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện công khai đối với tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Chính phủ.
2. Chỉ huy đơn vị (người đứng đầu) các cấp; Chủ tịch, Tổng giám đốc (hoặc giám đốc) doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền (sau đây gọi chung là chỉ huy đơn vị) thuộc hệ thống tổ chức của Bộ Quốc phòng được giao quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện công khai tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Đối chiếu quy định trên, như vậy, Chỉ huy đơn vị (người đứng đầu) các cấp; Chủ tịch, Tổng giám đốc (hoặc giám đốc) doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền (sau đây gọi chung là chỉ huy đơn vị) thuộc hệ thống tổ chức của Bộ Quốc phòng được giao quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện công khai tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Đơn vị thực hiện công khai tài sản đặc biệt tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng gồm những nội dung gì?

Đơn vị thực hiện công khai tài sản đặc biệt tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng gồm những nội dung gì?

Đơn vị thực hiện công khai tài sản đặc biệt tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng theo mấy hình thức?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 26/2019/TT-BQP quy định như sau:

Hình thức công khai tài sản đặc biệt
1. Đơn vị, doanh nghiệp thực hiện công khai tài sản đặc biệt theo hai hình thức, gồm:
a) Công bố tại cuộc họp chuyên đề về quản lý, sử dụng tài sản đặc biệt;
b) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền.
2. Chỉ huy đơn vị chủ trì cuộc họp chuyên đề với cơ quan chức năng và cá nhân được giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này, công bố nội dung công khai tài sản đặc biệt quy định tại Điều 8 Thông tư này.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin về tài sản đặc biệt theo yêu cầu của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền, bảo đảm bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và quy định của Bộ Quốc phòng.

Theo đó, Đơn vị thực hiện công khai tài sản đặc biệt theo hai hình thức, gồm:

- Công bố tại cuộc họp chuyên đề về quản lý, sử dụng tài sản đặc biệt;

- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền.

Công khai tài sản đặc biệt tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng có nội dung về văn bản quy phạm pháp luật không?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 26/2019/TT-BQP quy định như sau:

Nội dung công khai tài sản đặc biệt
1. Văn bản quy phạm pháp luật quy định về tài sản đặc biệt; tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản đặc biệt; hệ thống sổ, mẫu biểu theo dõi và việc lưu giữ hồ sơ tài sản đặc biệt.
2. Thực trạng tài sản đặc biệt hiện có; tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, tiếp nhận, thuê, đưa vào biên chế, sử dụng, giao, thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, loại khỏi biên chế tài sản đặc biệt; bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản đặc biệt sau khi loại khỏi biên chế.
3. Tình hình quản lý, sử dụng tài sản đặc biệt, gồm: Tình hình quản lý, sử dụng đất quốc phòng là tài sản đặc biệt (số lượng vị trí, diện tích đất quốc phòng; số lượng vị trí, diện tích đất quốc phòng đã được cấp và chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; diện tích đất quốc phòng bị cấp chồng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bị lấn chiếm, cho mượn làm nhà ở gia đình quân nhân và sử dụng khác; biện pháp giải quyết); tình hình quản lý, sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự là tài sản đặc biệt (cấp công trình, năm đưa công trình vào sử dụng, diện tích sàn).

Theo quy định trên, Đơn vị thực hiện công khai tài sản đặc biệt gồm những nội dung sau đây:

- Văn bản quy phạm pháp luật quy định về tài sản đặc biệt; tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản đặc biệt; hệ thống sổ, mẫu biểu theo dõi và việc lưu giữ hồ sơ tài sản đặc biệt.

- Thực trạng tài sản đặc biệt hiện có; tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, tiếp nhận, thuê, đưa vào biên chế, sử dụng, giao, thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, loại khỏi biên chế tài sản đặc biệt; bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản đặc biệt sau khi loại khỏi biên chế.

- Tình hình quản lý, sử dụng tài sản đặc biệt, gồm: Tình hình quản lý, sử dụng đất quốc phòng là tài sản đặc biệt; tình hình quản lý, sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự là tài sản đặc biệt.

Do đó, Công khai tài sản đặc biệt tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng có nội dung về văn bản quy phạm pháp luật quy định về tài sản đặc biệt; tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản đặc biệt; hệ thống sổ, mẫu biểu theo dõi và việc lưu giữ hồ sơ tài sản đặc biệt và những nội dung nêu trên.

Bộ Quốc phòng
Tài sản đặc biệt Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Tài sản đặc biệt:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp thuộc BQP mới nhất?
Pháp luật
Đã có Thông tư 69/2024 về đăng ký, quản lý, sử dụng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng?
Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là ai? Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được nhận mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo bao nhiêu?
Pháp luật
Tuổi phục vụ tại ngũ của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tướng là bao lâu?
Pháp luật
Ai lãnh đạo công tác Bộ Quốc Phòng? Chức vụ sĩ quan quân đội có cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng?
Pháp luật
Ai có quyền quyết định việc thành lập tổ chức pháp chế doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng?
Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ có thẩm quyền ký những văn bản nào? Thời hạn ban hành văn bản của Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ thuộc thẩm quyền cấp dưới hay không?
Pháp luật
Cục trưởng Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng do ai bổ nhiệm? Trách nhiệm của Cục trưởng Cục Đối ngoại là gì?
Pháp luật
Cán bộ an toàn, bảo hộ lao động tại đơn vị cơ sở Bộ Quốc phòng có chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Quốc phòng
715 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bộ Quốc phòng Tài sản đặc biệt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ Quốc phòng Xem toàn bộ văn bản về Tài sản đặc biệt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào