Đơn vị kinh doanh bãi đỗ xe máy, xe ô tô được thực hiện những dịch vụ nào? Quyền và nghĩa vụ của đơn vị kinh doanh ra sao?
Đơn vị kinh doanh bãi đỗ xe máy, xe ô tô được thực hiện những dịch vụ nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 73 Luật Đường bộ 2024 có quy định về dịch vụ bãi đỗ xe như sau:
Dịch vụ bãi đỗ xe
1. Đơn vị kinh doanh dịch vụ bãi đỗ xe được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về hợp tác xã.
2. Đơn vị kinh doanh dịch vụ bãi đỗ xe được thực hiện các dịch vụ sau đây:
a) Trông giữ phương tiện giao thông đường bộ;
b) Bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện giao thông đường bộ;
c) Cung cấp nhiên liệu, năng lượng cho phương tiện giao thông đường bộ;
d) Dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, hiện nay pháp luật quy định đối với đơn vị kinh doanh dịch vụ bãi đỗ xe máy, xe ô tô được thực hiện các dịch vụ sau đây:
(1) Trông giữ phương tiện giao thông đường bộ;
(2) Bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện giao thông đường bộ;
(3) Cung cấp nhiên liệu, năng lượng cho phương tiện giao thông đường bộ;
(4) Dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
Đơn vị kinh doanh bãi đỗ xe máy, xe ô tô được thực hiện những dịch vụ nào? Quyền và nghĩa vụ của đơn vị kinh doanh ra sao? (Hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của đơn vị kinh doanh bãi đỗ xe máy, xe ô tô được pháp luật quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 73 Luật Đường bộ 2024 có quy định như sau:
Theo đó, đơn vị kinh doanh dịch vụ bãi đỗ xe máy, xe ô tô có quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy, nổ tại bãi đỗ xe;
- Niêm yết công khai nội quy, giá dịch vụ tại bãi đỗ xe, tên và số điện thoại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để chủ xe phản ánh, khiếu nại khi cần thiết;
- Bồi thường thiệt hại nếu để xảy ra mất mát, hư hỏng phương tiện giao thông đường bộ nhận trông giữ;
- Thu tiền trông giữ phương tiện giao thông đường bộ;
- Không được để các chủ phương tiện kinh doanh vận tải sử dụng bãi đỗ xe để đón, trả khách hoặc xếp, dỡ hàng hóa, đóng gói, sang tải hàng hóa;
- Từ chối phục vụ đối với chủ phương tiện giao thông đường bộ không chấp hành nội quy bãi đỗ xe;
- Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nhà nước có những chính sách thế nào về phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Đường bộ 2024 có quy định như sau:
Chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ
1. Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm:
a) Tập trung các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường; kết nối đồng bộ các tuyến đường bộ, các phương thức vận tải khác với vận tải đường bộ;
b) Xây dựng cơ chế đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội, đa dạng các hình thức, phương thức đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ;
c) Ưu tiên phát triển các tuyến đường cao tốc, các công trình, dự án đường bộ trọng điểm kết nối vùng, khu vực, đô thị lớn, trung tâm trong nước và quốc tế; kết cấu hạ tầng đường bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, biên giới; kết cấu hạ tầng đường bộ dễ tiếp cận và bảo đảm an toàn cho các đối tượng dễ bị tổn thương; kết cấu hạ tầng đường bộ tại các đô thị để giảm ùn tắc giao thông; các tuyến đường tuần tra biên giới, đường ven biển để phục vụ mục tiêu kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Phát triển hợp lý các loại hình kinh doanh vận tải; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; phát triển giao thông thông minh; ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và các phương tiện vận tải khác.
3. Khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng đường bộ và hoạt động vận tải đường bộ; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực đường bộ.
Như vậy, theo Luật Đường bộ 2024 thì những chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm:
- Tập trung các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường; kết nối đồng bộ các tuyến đường bộ, các phương thức vận tải khác với vận tải đường bộ;
- Xây dựng cơ chế đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội, đa dạng các hình thức, phương thức đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ;
- Ưu tiên phát triển các tuyến đường cao tốc, các công trình, dự án đường bộ trọng điểm kết nối vùng, khu vực, đô thị lớn, trung tâm trong nước và quốc tế; kết cấu hạ tầng đường bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, biên giới; kết cấu hạ tầng đường bộ dễ tiếp cận và bảo đảm an toàn cho các đối tượng dễ bị tổn thương; kết cấu hạ tầng đường bộ tại các đô thị để giảm ùn tắc giao thông; các tuyến đường tuần tra biên giới, đường ven biển để phục vụ mục tiêu kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán có chức năng gì? 13 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay được quy định ra sao?
- Thợ nổ mìn là ai? 5 Nội dung huấn luyện đối với thợ nổ mìn hiện nay như thế nào theo Nghị định 181?
- Cá nhân nợ thuế từ 50 triệu đồng trở lên sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh đúng không theo quy định pháp luật?
- Bản nhận xét đánh giá giáo viên của hiệu trưởng cuối năm học 2024 2025 mới nhất? Cách ghi nhận xét đánh giá hiệu trưởng?
- Kinh nghiệm chọn quà cho bé ngày Quốc tế thiếu nhi? Bảo đảm về chăm sóc sức khỏe cho trẻ em hiện nay được quy định như thế nào?