Đơn vị chủ trị đánh giá đề án Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thì hồ sơ gồm những gì?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định pháp luật hiện nay thì đơn vị chủ trị đánh giá đề án Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thì hồ sơ gồm những gì? Câu hỏi của anh Quang Vinh đến từ Quảng Ninh.

Đơn vị chủ trì đánh giá đề án thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thì hồ sơ gồm những gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 21 Quy chế xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ ban hành kèm theo Quyết định 1403/QĐ-BCT năm 2020, có quy định về hồ sơ đánh giá, nghiệm thu đề án như sau:

Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu đề án
1. Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu đề án bao gồm:
- Công văn đề nghị đánh giá, nghiệm thu đề án của đơn vị chủ trì theo Biểu mẫu 19 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
- Báo cáo tổng kết đề án và các Báo cáo chuyên đề;
- Sản phẩm của đề án;
- Báo cáo đánh giá, nghiệm thu đề án của Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở;
- Biên bản nghiệm thu đề án cấp cơ sở;
- Bản sao hợp đồng và thuyết minh đề án;
- Các tài liệu, hồ sơ liên quan khác (nếu có).
2. Thời hạn nộp hồ sơ: Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu đề án được gửi về Cục Công nghiệp chậm nhất trong tháng 12 năm thực hiện đề án theo thông báo của Cục Công nghiệp.
3. Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Công nghiệp. Ngày nhận hồ sơ là ngày đóng dấu Bưu điện Hà Nội (trường hợp gửi qua bưu điện) hoặc ngày đóng dấu công văn.

Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị chủ trì muốn đánh giá đề án thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thì hồ sơ gồm sau:

- Công văn đề nghị đánh giá đề án của đơn vị chủ trì.

- Báo cáo tổng kết đề án và các Báo cáo chuyên đề;

- Sản phẩm của đề án;

- Báo cáo đánh giá đề án của Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở;

- Bản sao hợp đồng và thuyết minh đề án;

- Các tài liệu, hồ sơ liên quan khác (nếu có).

Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ

Đơn vị chủ trì đánh giá đề án Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thì hồ sơ gồm những gì? (Hình từ Internet)

Đề án thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ được đánh giá qua nội dung nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 23 Quy chế xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ ban hành kèm theo Quyết định 1403/QĐ-BCT năm 2020, có quy định về nội dung đánh giá và yêu cầu đối với sản phẩm của đề án như sau:

Nội dung đánh giá và yêu cầu đối với sản phẩm của đề án
1. Nội dung đánh giá:
a) Đánh giá về báo cáo tổng hợp: Đánh giá tính đầy đủ, rõ ràng, xác thực và lô-gíc của báo cáo tổng hợp và tài liệu cần thiết kèm theo;
b) Đánh giá về sản phẩm của đề án: Số lượng, khối lượng sản phẩm; chất lượng sản phẩm; chủng loại sản phẩm; tính năng, thông số kỹ thuật của sản phẩm...

Như vậy, theo quy định trên thì đề án thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ được đánh giá qua nội dung sau:

- Đánh giá về báo cáo tổng hợp: Đánh giá tính đầy đủ, rõ ràng, xác thực và lô-gíc của báo cáo tổng hợp và tài liệu cần thiết kèm theo;

- Đánh giá về sản phẩm của đề án: Số lượng, khối lượng sản phẩm; chất lượng sản phẩm; chủng loại sản phẩm; tính năng, thông số kỹ thuật của sản phẩm...

Hội đồng đánh giá đề án thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đánh giá đề án qua bao nhiêu mức xếp loại?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 24 Quy chế xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ ban hành kèm theo Quyết định 1403/QĐ-BCT năm 2020, có quy định về phương pháp đánh giá và xếp loại đối với đề án như sau:

Phương pháp đánh giá và xếp loại đối với đề án
1. Đánh giá của ủy viên Hội đồng
Đánh giá chung đề án theo 03 mức sau: “Đạt”; “Đạt nhưng cần điều chỉnh, bổ sung” và “Không Đạt”
- Đề án được chấm mức “Đạt” khi tất cả sản phẩm đề án đều đạt mức “Đạt” và Báo cáo tổng kết đề án đạt mức “Đạt”;
- Đề án được chấm mức “Đạt nhưng cần điều chỉnh, bổ sung” khi tất cả sản phẩm đề án đạt từ mức “Đạt nhưng cần điều chỉnh, bổ sung” trở lên và Báo cáo tổng kết đề án đạt mức “Đạt nhưng cần điều chỉnh, bổ sung”;
- Đề án được chấm mức “Không Đạt” khi không thuộc hai trường hợp trên hoặc nộp hồ sơ chậm so với quy định.
2. Đánh giá, xếp loại của Hội đồng
a) Mức “Đạt” nếu đề án có ít nhất 3/4 số thành viên hội đồng nhất trí đánh giá mức “Đạt” và không có thành viên đánh giá ở mức “Không đạt”;
b) Mức "Không Đạt" nếu đề án có nhiều hơn 1/3 số thành viên hội đồng đánh giá mức “không Đạt”;
c) Mức “Đạt, nhưng cần điều chỉnh, bổ sung” nếu đề án không thuộc điểm a và điểm b Khoản này.

Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng đánh giá đề án thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đánh giá đề án đánh giá qua 3 mức xếp loại:

- Mức “Đạt” nếu đề án có ít nhất 3/4 số thành viên hội đồng nhất trí đánh giá mức “Đạt” và không có thành viên đánh giá ở mức “Không đạt”;

- Mức "Không Đạt" nếu đề án có nhiều hơn 1/3 số thành viên hội đồng đánh giá mức “không Đạt”;

- Mức “Đạt, nhưng cần điều chỉnh, bổ sung” nếu đề án không thuộc điểm a và điểm b khoản này.

Công nghiệp hỗ trợ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thực hiện xác nhận đối tượng được ưu đãi đối với công nghiệp hỗ trợ trong thời gian thế nào?
Pháp luật
Trong hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ có đầu tư dự án sản xuất sản phẩm theo quy định hay không?
Pháp luật
Việc hợp tác quốc tế về công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực phát triển nhân lực được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ là gì? Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ có mục tiêu như thế nào?
Pháp luật
Chính sách ưu đãi với công nghiệp hỗ trợ? Đối tượng nào được hưởng chính sách ưu đãi với công nghiệp hỗ trợ?
Pháp luật
Công nghiệp hỗ trợ là gì? Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ được hình thành trên cơ sở nào?
Pháp luật
Hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ gồm những hoạt động nào? Kinh phí thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ quy định thế nào?
Pháp luật
Đối tượng hưởng chính sách ưu đãi đối với công nghiệp hỗ trợ được quy định như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền quy định hồ sơ ưu đãi đối với công nghiệp hỗ trợ?
Pháp luật
Đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp hỗ trợ được quy định như thế nào? Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ được xây dựng cần đáp ứng các điều kiện nào?
Pháp luật
Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ bao gồm những nội dung nào? Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ bao gồm những nguồn nào?
Pháp luật
Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ được xây dựng khi có đủ các điều kiện nào? Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ được quy định ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công nghiệp hỗ trợ
456 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công nghiệp hỗ trợ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công nghiệp hỗ trợ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào