Đơn vị chấp nhận thanh toán là đơn vị gì? Quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị chấp nhận thanh toán là gì?
Đơn vị chấp nhận thanh toán là đơn vị gì?
Theo khoản 8 Điều 3 Thông tư 15/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
7. Dịch vụ chuyển tiền là việc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện theo yêu cầu của bên trả tiền nhằm chuyển một số tiền nhất định cho bên thụ hưởng. Bên thụ hưởng có thể đồng thời là bên trả tiền. Dịch vụ chuyển tiền bao gồm dịch vụ chuyển tiền qua tài khoản thanh toán và dịch vụ chuyển tiền không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
8. Đơn vị chấp nhận thanh toán (viết tắt là ĐVCNTT) là tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ chấp nhận thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt quy định tại khoản 10 Điều 3 Nghị định 52/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ quy định về thanh toán không dùng tiền mặt theo hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản ký kết với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
9. Giao dịch thanh toán qua Mã phản hồi nhanh (Quick Response Code - viết tắt là QR Code) là việc sử dụng dịch vụ thanh toán để trả tiền, chuyển tiền thông qua QR Code của tổ chức, cá nhân.
...
Như vậy, đơn vị chấp nhận thanh toán là tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ chấp nhận thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt theo hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản ký kết với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Theo đó, Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt là phương tiện do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, công ty tài chính được phép phát hành thẻ tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng dịch vụ ví điện tử phát hành và được khách hàng sử dụng nhằm thực hiện giao dịch thanh toán, bao gồm: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng (bao gồm: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước), ví điện tử và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. (khoản 10 Điều 3 Nghị định 52/2024/NĐ-CP)
Đơn vị chấp nhận thanh toán là đơn vị gì? Quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị chấp nhận thanh toán là gì? (hình từ internet)
Quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị chấp nhận thanh toán là gì?
Theo Điều 21 Thông tư 15/2024/TT-NHNN quy định quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị chấp nhận thanh toán (ĐVCNTT) như sau:
- ĐVCNTT phải thực hiện niêm yết công khai về việc không phân biệt giá hoặc thu thêm tiền, phụ phí đối với các giao dịch thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt so với thanh toán bằng tiền mặt.
ĐVCNTT phải hoàn trả lại hoặc thông qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để hoàn trả lại cho khách hàng số tiền chênh lệch giá, phụ phí đã thu trái quy định.
- ĐVCNTT có quyền yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tra soát, khiếu nại đối với những giao dịch có sai sót hoặc nghi ngờ có sai sót.
- ĐVCNTT thường xuyên kiểm tra, giám sát các thiết bị, công cụ chấp nhận thanh toán (POS/mPOS/QR Code) của mình tại điểm chấp nhận thanh toán hàng hóa, dịch vụ tránh việc sử dụng không đúng mục đích đã đăng ký và chịu trách nhiệm thiệt hại xảy ra do bị dán đè QR code không hợp lệ, hợp pháp khi khách hàng thực hiện giao dịch thanh toán.
Hợp đồng giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đối với đơn vị chấp nhận thanh toán có nội dung gì?
Theo Điều 20 Thông tư 15/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi hợp tác với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, đơn vị chấp nhận thanh toán, tổ chức quốc tế
1. Khi cung ứng dịch vụ thanh toán có sự hợp tác với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải có thỏa thuận bằng văn bản hoặc hợp đồng hợp tác với các bên tham gia, trong đó quy định rõ nghĩa vụ cam kết của các bên về việc bảo mật thông tin khách hàng, giao dịch thanh toán và chịu trách nhiệm đối với những tổn thất do làm lộ thông tin khách hàng, giao dịch.
2. Ngân hàng chỉ được ký kết hợp đồng hợp tác với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đã được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện dịch vụ thanh toán phù hợp với phạm vi dịch vụ được cấp phép, đồng thời phải phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trong việc kiểm tra, đối soát dữ liệu, xác thực giao dịch, thông tin khách hàng, thực hiện các biện pháp bảo mật trong thanh toán và các nghĩa vụ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về dịch vụ trung gian thanh toán.
3. Trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đối với ĐVCNTT:
a) Có hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản với ĐVCNTT, trong đó phải quy định cụ thể các nội dung: quyền và trách nhiệm của các bên; quy định rõ việc ĐVCNTT phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của các hàng hóa, dịch vụ cung ứng và cam kết không thực hiện các giao dịch bị cấm theo quy định của pháp luật; yêu cầu ĐVCNTT cam kết không được thu thêm các loại phí đối với khách hàng khi thanh toán thông qua dịch vụ thanh toán dưới bất kỳ hình thức nào; việc xử lý dữ liệu cá nhân của khách hàng hoặc dữ liệu cá nhân do khách hàng cung cấp, việc cung cấp thông tin cho bên thứ ba nhằm phục vụ việc nhận biết ĐVCNTT; các trường hợp chấm dứt hợp đồng;
...
Như vậy, hợp đồng giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đối với đơn vị chấp nhận thanh toán có nội dung sau:
- Quyền và trách nhiệm của các bên;
- Quy định rõ việc ĐVCNTT phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của các hàng hóa, dịch vụ cung ứng và cam kết không thực hiện các giao dịch bị cấm theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu ĐVCNTT cam kết không được thu thêm các loại phí đối với khách hàng khi thanh toán thông qua dịch vụ thanh toán dưới bất kỳ hình thức nào;
- Việc xử lý dữ liệu cá nhân của khách hàng hoặc dữ liệu cá nhân do khách hàng cung cấp, việc cung cấp thông tin cho bên thứ ba nhằm phục vụ việc nhận biết ĐVCNTT;
- Các trường hợp chấm dứt hợp đồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?