Đơn đề nghị gửi đến Viện kiểm sát được xử lý như thế nào? Đơn đề nghị phải được tiếp nhận thống nhất qua một đầu mối là gì?

Xin hỏi, đơn đề nghị gửi đến Viện kiểm sát phải được tiếp nhận thống nhất qua một đầu mối là gì? Đơn đề nghị được xử lý như thế nào? Đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp có trách nhiệm như thế nào trong việc quản lý đơn đề nghị được gửi đến Viện kiểm sát? Câu hỏi của anh Hoàng ở Đồng Nai.

Đơn đề nghị gửi đến Viện kiểm sát phải được tiếp nhận thống nhất qua một đầu mối là gì?

Đơn đề nghị gửi đến Viện kiểm sát phải được tiếp nhận thống nhất qua một đầu mối theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (sau đây gọi là Quy chế) Ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 22/06/2023) như sau:

Trách nhiệm tiếp nhận, xử lý đơn
1. Đơn gửi đến Viện kiểm sát từ tất cả các nguồn (kể cả đơn gửi đến lãnh đạo Viện) đều phải được tiếp nhận thống nhất qua một đầu mối là Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để xử lý và quản lý; không tiếp nhận đơn ngoài nơi quy định.
Đối với đơn gửi đích danh Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, được tiếp nhận, xử lý theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Quy định về tiếp nhận, xử lý, quản lý đơn ngoài lĩnh vực hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (ban hành kèm theo Quyết định số 233/QĐ-VKSTC ngày 13/9/2022 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao).
a) Đơn liên quan đến kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự thì Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp chuyển đến Đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự để xử lý, quản lý, giải quyết hoặc kiểm sát việc giải quyết theo thẩm quyền.
b) Đơn liên quan đến việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính thì Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp chuyển đến Đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm sát thi hành án dân sự để xử lý, quản lý, giải quyết hoặc kiểm sát việc giải quyết theo thẩm quyền.
...

Theo đó, đơn đề nghị gửi đến Viện kiểm sát từ tất cả các nguồn (kể cả đơn gửi đến lãnh đạo Viện) đều phải được tiếp nhận thống nhất qua một đầu mối là Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để xử lý và quản lý. Không tiếp nhận đơn ngoài nơi quy định.

Trước đây, đơn đề nghị gửi đến Viện kiểm sát phải được tiếp nhận thống nhất qua một đầu mối theo Điều 9 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (Sau đây gọi tắt là Quy chế) Ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 năm 2016 (Hết hiệu lực từ ngày 22/06/2023) quy định về việc tiếp nhận đơn như sau:

Tiếp nhận đơn
Đơn gửi đến Viện kiểm sát từ tất cả các nguồn (kể cả đơn gửi đến lãnh đạo Viện) đều phải được tiếp nhận thống nhất qua một đầu mối là đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để xử lý và quản lý; không tiếp nhận đơn ngoài nơi quy định.

Theo quy định trên, đơn đề nghị gửi đến Viện kiểm sát từ tất cả các nguồn (kể cả đơn gửi đến lãnh đạo Viện) đều phải được tiếp nhận thống nhất qua một đầu mối là đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để xử lý và quản lý. Không tiếp nhận đơn ngoài nơi quy định.

viện kiểm sát

Xử lý đơn đề nghị được gửi đến Viện kiểm sát (Hình từ Internet)

Đơn đề nghị gửi đến Viện kiểm sát được xử lý như thế nào?

Đơn đề nghị gửi đến Viện kiểm sát được xử lý theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 22/06/2023) như sau:

Phân loại và xử lý đơn
1. Đơn được phân loại như sau:
a) Phân loại theo thẩm quyền gồm: Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết; đơn thuộc thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết; đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết và kiểm sát việc giải quyết.
b) Phân loại theo điều kiện thụ lý gồm: Đơn đủ điều kiện thụ lý, đơn chưa đủ hoặc không đủ điều kiện thụ lý.
c) Phân loại theo nội dung gồm: Đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh, yêu cầu.
...
5. Xử lý đơn đề nghị, kiến nghị, phản ánh, yêu cầu
a) Đối với đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật, thì xử lý theo quy định tại các Chương về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b) Đối với đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, thì xử lý theo quy định tại Điều 13 Quy chế này.
c) Đối với đơn đề nghị, kiến nghị, phản ánh, yêu cầu thuộc thẩm quyền xử lý, giải quyết của Viện kiểm sát, thì Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn chuyển đến các đơn vị có trách nhiệm hoặc người có thẩm quyền để xem xét;
Đối với đơn có nội dung không liên quan đến hoạt động tư pháp và không thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát thì trả lại đơn và tài liệu kèm theo (nếu có) cho người gửi đơn hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức đã chuyển đến, đồng thời hướng dẫn gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
d. Đối với đơn liên quan đến việc yêu cầu bồi thường oan, sai theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, thì Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp chuyển đến Đơn vị thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự để xem xét.
...

Như vậy, đơn đề nghị gửi đến Viện kiểm sát được xử lý theo quy định cụ thể trên.

Trước đây, đơn đề nghị gửi đến Viện kiểm sát được xử lý theo khoản 1 và khoản 5 Điều 10 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 năm 2016 (Hết hiệu lực từ ngày 22/06/2023) quy định như sau:

Xử lý đơn
1. Đơn được phân loại như sau:
a. Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết.
b. Đơn thuộc thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết.
c. Đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết và kiểm sát việc giải quyết.
d. Đơn chưa đủ hoặc không đủ điều kiện thụ lý.
...
5. Xử lý đơn đề nghị, kiến nghị, phản ánh, yêu cầu
a. Đối với đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật, thì xử lý theo quy định tại các Chương về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b. Đối với đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, thì xử lý theo quy định tại Điều 14 Quy chế này.
c. Đối với đơn đề nghị, kiến nghị, phản ánh, yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, thì đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp chuyển đến các đơn vị có trách nhiệm hoặc người có thẩm quyền để xem xét; trường hợp đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác, thì chuyển đơn cho cơ quan có thẩm quyền, đồng thời báo tin cho người gửi đơn biết.
d. Đối với đơn liên quan đến việc yêu cầu bồi thường oan, sai theo Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, thì đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp chuyển đến đơn vị Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự để xem xét.
...

Như vậy, đơn đề nghị được phân loại như sau:

- Đơn đề nghị thuộc thẩm quyền giải quyết.

- Đơn đề nghị thuộc thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết.

- Đơn đề nghị không thuộc thẩm quyền giải quyết và kiểm sát việc giải quyết.

- Đơn đề nghị chưa đủ hoặc không đủ điều kiện thụ lý.

Xử lý đơn đề nghị gửi đến Viện kiểm sát như sau:

- Đối với đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật, thì xử lý theo quy định tại các Chương về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Đối với đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, thì xử lý theo quy định tại Điều 14 Quy chế này.

- Đối với đơn đề nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, thì đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp chuyển đến các đơn vị có trách nhiệm hoặc người có thẩm quyền để xem xét.

Trường hợp đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác, thì chuyển đơn cho cơ quan có thẩm quyền, đồng thời báo tin cho người gửi đơn biết.

- Đối với đơn liên quan đến việc yêu cầu bồi thường oan, sai theo Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, thì đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp chuyển đến đơn vị Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự để xem xét.

Đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp có trách nhiệm như thế nào trong việc quản lý đơn đề nghị được gửi đến Viện kiểm sát?

Đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp có trách nhiệm trong việc quản lý đơn đề nghị được gửi đến Viện kiểm sát theo quy định tại Điều 10 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 22/06/2023) như sau:

Quản lý đơn
Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp có trách nhiệm:
1. Cập nhật đầy đủ vào sổ quản lý, phần mềm quản lý đối với đơn đã được tiếp nhận, phân loại.
2. Chuyển đơn kịp thời đến các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, nhiệm vụ xem xét, giải quyết; việc chuyển đơn giữa Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp với các đơn vị cùng cấp phải được lập danh sách có chữ ký của người giao và người nhận.
3. Hàng tuần, tháng đối chiếu số liệu thụ lý, kết quả giải quyết đơn với các đơn vị, bộ phận thuộc Viện kiểm sát cấp mình để việc quản lý được đầy đủ và thống nhất.
4. Đối với đơn do các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan báo chí chuyển đến phải được quản lý riêng và đôn đốc các đơn vị, bộ phận liên quan xử lý, giải quyết. Kịp thời thông báo kết quả hoặc tiến độ giải quyết cho cơ quan, người chuyển đơn biết.
5. Quản lý chặt chẽ các nguồn đơn, báo cáo đề xuất Viện trưởng quyết định kiểm tra đối với các đơn vị cấp mình, Viện kiểm sát cấp dưới hoặc kiểm sát đối với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm trong tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn.

Theo đó, đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp có các trách nhiệm như quy định cụ thể trên trong việc quản lý đơn đề nghị được gửi đến Viện kiểm sát.

Trước đây, đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp có trách nhiệm trong việc quản lý đơn đề nghị được gửi đến Viện kiểm sát theo quy định tại Điều 11 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 năm 2016 (Hết hiệu lực từ ngày 22/06/2023) quy định như sau:

Quản lý đơn
Đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp có trách nhiệm:
a. Cập nhật đầy đủ vào sổ quản lý hoặc phần mềm quản lý đối với đơn đã được tiếp nhận, phân loại.
b. Chuyển kịp thời đến các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, nhiệm vụ xem xét, giải quyết; việc chuyển đơn giữa đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp với các đơn vị cùng cấp phải được lập danh sách có chữ ký của người giao và người nhận.
c. Hàng tuần, tháng đối chiếu số liệu thụ lý, kết quả giải quyết đơn với các đơn vị, bộ phận thuộc Viện kiểm sát cấp mình để việc quản lý được đầy đủ và thống nhất.
d. Đối với đơn do các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan báo chí chuyển đến phải được quản lý riêng và đôn đốc các đơn vị, bộ phận liên quan thông báo kết quả hoặc tiến độ giải quyết cho cơ quan, người chuyển đơn biết.

Như vậy, trách nhiệm của đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp được quy định cụ thể trên.

Đơn đề nghị
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mẫu đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm? Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục tái thẩm?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị tăng lương thâm niên dành cho người lao động tại các doanh nghiệp? Thời hạn tăng lương tối thiểu là bao lâu?
Pháp luật
03 Mẫu đơn đề nghị được sử dụng phổ biến nhất 2024? Các trường hợp cần phải sử dụng mẫu đơn đề nghị?
Pháp luật
Đơn đề nghị gửi đến Viện kiểm sát được xử lý như thế nào? Đơn đề nghị phải được tiếp nhận thống nhất qua một đầu mối là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đơn đề nghị
5,403 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đơn đề nghị

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đơn đề nghị

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào