Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được sửa đổi, bổ sung trong những trường hợp nào? Hồ sơ sửa đổi, bổ sung gồm những gì?
- Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được sửa đổi, bổ sung trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng bảo gồm những giấy tờ nào?
- Thời hạn giải quyết việc sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng là bao lâu?
- Trường hợp việc sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng không thuộc các trường hợp được sửa đổi do luật định thì giải quyết thế nào?
Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được sửa đổi, bổ sung trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 16/2013/TT- BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng
1. Trước thời điểm cấp bằng bảo hộ giống cây trồng, tổ chức, cá nhân được sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ trong các trường hợp sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đơn nhưng không làm thay đổi bản chất đơn đăng ký bảo hộ: lỗi chính tả về tên, địa chỉ của người đăng ký, chủ sở hữu, tác giả và tên giống cây trồng;
b) Thay đổi tên, địa chỉ của người đăng ký, chủ sở hữu, tác giả giống cây trồng có căn cứ pháp lý;
c) Thay đổi tên, địa chỉ người đăng ký theo yêu cầu của chủ sở hữu (trường hợp nộp đơn qua đại diện); thay đổi tên, địa chỉ chủ sở hữu, tác giả giống cây trồng do chuyển nhượng đơn theo hợp đồng hoặc thừa kế, kế thừa.
Theo đó, đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được sửa đổi, bổ sung trong những trường hợp sau:
(1) Sửa đổi, bổ sung đơn nhưng không làm thay đổi bản chất đơn đăng ký bảo hộ, cụ thể bao gồm các nội dung sau: sửa lỗi chính tả về tên, địa chỉ của người đăng ký, chủ sở hữu, tác giả và tên giống cây trồng;
(2) Thay đổi tên, địa chỉ của người đăng ký, chủ sở hữu, tác giả giống cây trồng có căn cứ pháp lý;
(3) Thay đổi tên, địa chỉ người đăng ký theo yêu cầu của chủ sở hữu (trường hợp nộp đơn qua đại diện); thay đổi tên, địa chỉ chủ sở hữu, tác giả giống cây trồng do chuyển nhượng đơn theo hợp đồng hoặc thừa kế, kế thừa.
Hồ sơ sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng bảo gồm những giấy tờ nào?
Theo Điều 10 Thông tư 16/2013/TT- BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT hồ sơ sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng bảo gồm những giấy tờ sau:
(1) Tờ khai yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn theo Mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT; Tải về
(2) Bản sao có chứng thực hợp đồng chuyển nhượng (trường hợp chuyển nhượng đơn đăng ký); hoặc căn cứ pháp lý chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ người đăng ký, chủ sở hữu, tác giả giống cây trồng;
(3) Tài liệu chứng minh việc thừa kế, kế thừa (có xác nhận của chủ sở hữu đăng ký), Tài liệu chứng minh quyền nhân thân giữa chủ sở hữu đăng ký và người nhận thừa kế; Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của chủ sở hữu đăng ký (nếu có);
(4) Giấy ủy quyền theo Mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT Tải về đối với trường hợp thay đổi đại diện.
Thời hạn giải quyết việc sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng là bao lâu?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 16/2013/TT- BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng
...
3. Trình tự, thời gian giải quyết:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt ban hành thông báo ch ấp nhận sửa đổi, bổ sung, trả kết quả cho người đăng ký và đăng tải thông báo trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt trả lời bằng văn bản cho người đăng ký có nêu rõ lý do.
...
Theo quy định này, trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt ban hành thông báo chấp nhận sửa đổi, bổ sung, trả kết quả cho người đăng ký và đăng tải thông báo trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt trả lời bằng văn bản cho người đăng ký có nêu rõ lý do.
Bảo hộ giống cây trồng (ảnh từ Internet)
Trường hợp việc sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng không thuộc các trường hợp được sửa đổi do luật định thì giải quyết thế nào?
Chiếu theo quy định tại Điều 10 Thông tư 16/2013/TT- BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT đối với các yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng không thuộc các trường hợp được sửa đổi do luật định thì cần nộp lại đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?