Đối với phương án bảo vệ công trình thủy lợi thì Phòng Bảo vệ công trình và chất lượng nước có được chủ trì thẩm định hay không?
- Phòng Bảo vệ công trình và chất lượng nước có vị trí và chức năng gì?
- Đối với phương án bảo vệ công trình thủy lợi thì Phòng Bảo vệ công trình và chất lượng nước có được chủ trì thẩm định hay không?
- Trường hợp có vi phạm quy định về xả nước thải vào công trình thủy lợi Phòng Bảo vệ công trình và chất lượng nước có được xử lý hay không?
Phòng Bảo vệ công trình và chất lượng nước có vị trí và chức năng gì?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 28/QĐ-CTL-VP năm 2023 quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
Phòng Bảo vệ công trình và chất lượng nước là tổ chức trực thuộc Cục Thủy lợi có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ, bảo đảm an toàn, xử lý sự cố công trình thủy lợi (không bao gồm đập, hồ chứa nước thủy lợi); bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi và một số hoạt động thủy lợi khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục.
Như vậy, Phòng Bảo vệ công trình và chất lượng nước là tổ chức trực thuộc Cục Thủy lợi và có những chức năng sau đây:
(1) Tham mưu, giúp Cục trưởng thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ, bảo đảm an toàn, xử lý sự cố công trình thủy lợi (không bao gồm đập, hồ chứa nước thủy lợi);
(2) Bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi và một số hoạt động thủy lợi khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục.
Phòng Bảo vệ công trình và chất lượng nước có vị trí và chức năng gì? (Hình từ Internet)
Đối với phương án bảo vệ công trình thủy lợi thì Phòng Bảo vệ công trình và chất lượng nước có được chủ trì thẩm định hay không?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 28/QĐ-CTL-VP năm 2023 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Chủ trì, tham gia xây dựng và tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chương trình, chiến lược, đề án, kế hoạch, dự án, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Chủ trì, tham gia xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm; chỉ thị, văn bản hướng dẫn chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Chủ trì thẩm định, trình phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi; tham mưu, đề xuất biện pháp bảo đảm an toàn và xử lý sự cố đối với các công trình thủy lợi do Bộ quản lý; chủ trì, tham mưu công tác phòng chống thiên tai đảm bảo an toàn công trình thủy lợi (trừ đập, hồ chứa thủy lợi)
4. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo việc xây dựng và thực hiện phương án, phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và đề xuất kiến nghị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
5. Chủ trì, tổ chức thu thập, tổng hợp, giám sát chất lượng nước trong công trình thủy lợi, hệ thống công trình thủy lợi; diễn biến bồi lắng, xói lở công trình thủy lợi; tổng hợp tình hình bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trước, trong và sau mùa mưa, lũ.
...
Như vậy, theo quy định thì Phòng Bảo vệ công trình và chất lượng nước được chủ trì thẩm định, trình phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi trừ đập, hồ chứa thủy lợi.
Trường hợp có vi phạm quy định về xả nước thải vào công trình thủy lợi Phòng Bảo vệ công trình và chất lượng nước có được xử lý hay không?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 28/QĐ-CTL-VP năm 2023 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
6. Hướng dẫn, xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định về xả nước thải vào công trình thủy lợi; phối hợp với địa phương và các cơ quan liên quan tổng hợp tình hình vi phạm quy định về xả nước thải vào công trình thủy lợi và kiến nghị cơ quan chức năng xử lý vi phạm theo quy định.
7. Chủ trì đề xuất, quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện, tổng hợp kết quả thực hiện các nhiệm vụ sự nghiệp công về giám sát, dự báo chất lượng nước trong hệ thống công trình thủy lợi, phục vụ lấy nước sản xuất nông nghiệp.
8. Chủ trì tham mưu về phân cấp thẩm định, phê duyệt các nhiệm vụ bảo trì và kế hoạch bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi của các đơn vị khai thác công trình thủy lợi do Bộ quản lý từ nguồn kinh phí hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và kinh phí trợ giá.
9. Chủ trì quản lý, theo dõi, thực hiện thẩm định, trình duyệt theo thẩm quyền các nhiệm vụ bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trong kế hoạch hằng năm của các đơn vị khai thác công trình thủy lợi trực thuộc Bộ thuộc phạm vi quản lý của Cục; nhiệm vụ xử lý khẩn cấp sự cố công trình thủy lợi thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng và theo phân công của Cục trưởng.
10. Chủ trì, tham mưu thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền của Bộ theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định thì Phòng Bảo vệ công trình và chất lượng nước có nhiệm vụ phối hợp với địa phương và các cơ quan liên quan tổng hợp tình hình vi phạm quy định về xả nước thải vào công trình thủy lợi và kiến nghị cơ quan chức năng xử lý vi phạm theo quy định.
Theo đó, trong trường hợp có vi phạm quy định về xả nước thải vào công trình thủy lợi thì Phòng Bảo vệ công trình và chất lượng nước chỉ được kiến nghị cơ quan chức năng xử lý vi phạm, không có quyền trực tiếp xử lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?