Đối với Lễ tang cấp cao thì Ban Tổ chức Lễ tang do ai, cơ quan nào quyết định thành lập và có bao nhiêu thành viên?

Em ơi cho chị hỏi: Đối với Lễ tang cấp cao thì Ban Tổ chức Lễ tang do ai, cơ quan nào quyết định thành lập và có bao nhiêu thành viên? Lễ tang cấp cao sẽ được tổ chức ở địa điểm nào? Đây là câu hỏi của chị Bích Vân đến từ Đà Nẵng.

Đối với Lễ tang cấp cao thì Ban Tổ chức Lễ tang do ai, cơ quan nào quyết định thành lập và có bao nhiêu thành viên?

Căn cứ theo Điều 36 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định như sau:

Ban Tổ chức Lễ tang
1. Ban Tổ chức Lễ tang do lãnh đạo cơ quan chủ quản; chính quyền địa phương nơi người từ trần đã hoặc đang công tác quyết định thành lập, gồm từ 10 (mười) đến 15 (mười lăm) thành viên đại diện các đơn vị, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thuộc cơ quan chủ quản, địa phương.
2. Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là một lãnh đạo cơ quan chủ quản hoặc cấp ủy, chính quyền địa phương.

Như vậy đối với Lễ tang cấp cao thì Ban Tổ chức Lễ tang do lãnh đạo cơ quan chủ quản; chính quyền địa phương nơi người từ trần đã hoặc đang công tác quyết định thành lập.

Ban Tổ chức Lễ tang gồm từ 10 (mười) đến 15 (mười lăm) thành viên đại diện các đơn vị, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thuộc cơ quan chủ quản, địa phương.

Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là một lãnh đạo cơ quan chủ quản hoặc cấp ủy, chính quyền địa phương.

Lễ  tang cấp cao

Lễ tang cấp cao (Hình từ Internet)

Tổ chức Lễ tang và chuẩn bị lời điếu đối với Lễ tang cấp cao sẽ do ai chịu trách nhiệm thực hiện?

Căn cứ theo Điều 37 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định như sau:

Tổ chức Lễ tang và chuẩn bị lời điếu
Việc tổ chức Lễ tang và chuẩn bị lời điếu do cơ quan chủ quản hoặc cấp ủy, chính quyền địa phương nơi người từ trần đã hoặc đang công tác cùng gia đình thực hiện.

Như vậy việc tổ chức Lễ tang và chuẩn bị lời điếu do cơ quan chủ quản hoặc cấp ủy, chính quyền địa phương nơi người từ trần đã hoặc đang công tác cùng gia đình thực hiện.

Lễ tang cấp cao sẽ được tổ chức ở địa điểm nào?

Căn cứ theo Điều 38 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định như sau:

Nơi tổ chức Lễ tang
Lễ tang tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội (nếu tổ chức ở Hà Nội); Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 175 hoặc Nhà tang lễ số 25 Lê Quý Đôn, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh (nếu tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh). Nếu từ trần ở địa phương khác thì thực hiện theo quy định của địa phương.

Như vậy Lễ tang cấp cao sẽ được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội (nếu tổ chức ở Hà Nội); Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 175 hoặc Nhà tang lễ số 25 Lê Quý Đôn, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh (nếu tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh).

Nếu từ trần ở địa phương khác thì thực hiện theo quy định của địa phương.

Trang trí lễ đài và túc trực bên linh cữu đối với Lễ tang cấp cao được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 40 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định như sau:

Trang trí lễ đài và túc trực bên linh cữu
1. Lễ đài trang trí phông nền đen, trên đó gắn ảnh người từ trần và dòng chữ trắng “Vô cùng thương tiếc...”.
2. Bàn thờ đặt trước và chính giữa phông, hai bên bàn thờ đặt cố định 02 vòng hoa của cơ quan chủ quản và gia đình, dưới lễ đài có lư hương.
3. Linh cữu đặt chính giữa lễ đài, đầu hướng về phía bàn thờ.
4. Bàn thờ nhỏ đặt phía dưới, có bát hương để Trưởng đoàn các đoàn đến viếng thắp hương.
5. Cán bộ lãnh đạo, chủ chốt của cơ quan chủ quản hoặc địa phương đứng phía bên phải phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài) khi có các đoàn lãnh đạo cao cấp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào viếng.
6. Gia đình đứng phía bên trái phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài).

Như vậy đối với Lễ tang cấp cao thì trang trí lễ đài và túc trực bên linh cữu được thực hiện như sau:

- Lễ đài trang trí phông nền đen, trên đó gắn ảnh người từ trần và dòng chữ trắng “Vô cùng thương tiếc...”.

- Bàn thờ đặt trước và chính giữa phông, hai bên bàn thờ đặt cố định 02 vòng hoa của cơ quan chủ quản và gia đình, dưới lễ đài có lư hương.

- Linh cữu đặt chính giữa lễ đài, đầu hướng về phía bàn thờ.

- Bàn thờ nhỏ đặt phía dưới, có bát hương để Trưởng đoàn các đoàn đến viếng thắp hương.

- Cán bộ lãnh đạo, chủ chốt của cơ quan chủ quản hoặc địa phương đứng phía bên phải phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài) khi có các đoàn lãnh đạo cao cấp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào viếng.

- Gia đình đứng phía bên trái phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài).

Lễ tang cấp cao
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức chi từ ngân sách nhà nước cho một Lễ tang cấp cao tối đa bao nhiêu triệu đồng? Để chi cho các nội dung gì?
Pháp luật
Giữ chức danh nào thì khi mất được tổ chức Lễ tang cấp cao? Và sau khi tổ chức Lễ tang cấp cao thì những người này sẽ được an táng ở đâu?
Pháp luật
Đối với Lễ tang cấp cao thì các đoàn đến viếng có cần phải mang vòng hoa viếng đến không? Lễ viếng được tổ chức như thế nào?
Pháp luật
Đối với Lễ tang cấp cao thì Ban Tổ chức Lễ tang do ai, cơ quan nào quyết định thành lập và có bao nhiêu thành viên?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lễ tang cấp cao
2,432 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lễ tang cấp cao
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào