Đối với khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm, bên đi vay là doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng tài khoản nào để giao dịch?
- Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là khoản vay như thế nào?
- Bên đi vay là doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài có được sử dụng phải thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài để giao dịch đối với khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm?
- Ngân hàng thương mại cung ứng các dịch vụ thanh toán nào theo quy định của pháp luật?
Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là khoản vay như thế nào?
Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 12/2022/TT-NHNN là khoản nhập khẩu hàng hóa có ngày rút vốn đầu tiên trước ngày thanh toán cuối cùng; trong đó:
- Ngày rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là:
Ngày thứ 90 kể từ ngày phát hành chứng từ vận tải trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải;
Ngày thứ 45 kể từ ngày hoàn thành kiểm tra ghi trên tờ khai hải quan đã được thông quan trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản không yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải;
- Ngày thanh toán cuối cùng được xác định là:
Ngày thanh toán cuối cùng của thời hạn thanh toán theo hợp đồng;
Ngày thanh toán thực tế cuối cùng trong trường hợp không thực hiện theo hợp đồng hoặc hợp đồng không quy định cụ thể thời hạn thanh toán;
- Thời hạn khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là thời hạn được xác định từ ngày rút vốn đầu tiên đến ngày thanh toán cuối cùng.
Bên đi vay là doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài có được sử dụng phải thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài để giao dịch đối với khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm?
Bên đi vay là doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng tài khoản nào để giao dịch đối với khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 12/2022/TT-NHNN về nguyên tắc quản lý ngoại hối đối với các khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm
Nguyên tắc quản lý ngoại hối đối với các khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm
...
2. Các khoản vay tự vay, tự trả dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài theo quy định tại Chương III Thông tư này.
3. Các giao dịch chuyển tiền trả nợ (gốc, lãi), trả phí liên quan đến khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm không bắt buộc phải thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài.
Như vậy, đối với Bên đi vay là doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện giao dịch đối với khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm thì pháp luật không bắt buộc phải thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài.
Hay nói cách khác, Bên đi vay là doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện giao dịch giao dịch đối với khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm thì sẽ sử dụng tài khoản thanh toán.
Trong đó, tài khoản thanh toán được định nghĩa tại khoản 22 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng.
Ngân hàng thương mại cung ứng các dịch vụ thanh toán nào theo quy định của pháp luật?
Căn cứ tại Điều 98 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 về hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại
Hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại
1. Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.
2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.
3. Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:
a) Cho vay;
b) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;
c) Bảo lãnh ngân hàng;
d) Phát hành thẻ tín dụng;
đ) Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;
e) Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
4. Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
5. Cung ứng các phương tiện thanh toán.
6. Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây:
a) Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;
b) Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Như vậy, Ngân hàng thương mại cung ứng các dịch vụ thanh toán như sau:
- Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;
- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?