Đối với dự toán mua sắm, chủ đầu tư phải nêu những nội dung nào trong văn bản trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu?
Đối với dự toán mua sắm, chủ đầu tư phải nêu những nội dung nào trong văn bản trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, đối với việc lựa chọn nhà thầu thuộc dự toán mua sắm, chủ đầu tư phải nêu các nội dung sau trong văn bản trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
(1) Dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo niên độ ngân sách hoặc dự kiến dự toán ngân sách được cấp đối với trường hợp mua sắm cho năm tiếp theo hoặc mua sắm cho nhiều năm; dự kiến nguồn tài chính hợp pháp trong năm tài chính hoặc dự kiến nguồn tài chính hợp pháp cho các năm kế tiếp đối với trường hợp mua sắm cho năm tiếp theo hoặc mua sắm cho nhiều năm;
(2) Giá trị phần công việc mua sắm đã thực hiện trong năm tài chính, năm ngân sách;
(3) Phần kinh phí không dùng để mua sắm;
(3) Dự toán mua sắm, được xác định bằng kinh phí quy định tại mục (1) nêu trên trừ kinh phí quy định tại mục (2), (3). Chủ đầu tư không phải thẩm định, phê duyệt dự toán mua sắm.
Trường hợp chủ đầu tư có sẵn kinh phí để mua sắm trong năm ngân sách, năm tài chính và không dùng nguồn thu dự kiến trong năm thì không phải xác định dự toán mua sắm theo quy định tại khoản này.
Trong trường hợp này, dự toán mua sắm là khoản kinh phí có sẵn dùng để mua sắm trong năm ngân sách, năm tài chính.
Trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng dài hơn 01 năm hoặc ngày hợp đồng có hiệu lực và ngày hoàn thành các nghĩa vụ hợp đồng không cùng một năm tài chính thì nêu rõ dự toán mua sắm của năm ngân sách, năm tài chính và dự kiến dự toán mua sắm của các năm tiếp theo.
Người có thẩm quyền, chủ đầu tư chịu trách nhiệm bảo đảm bố trí đầy đủ kinh phí để thanh toán hợp đồng trong từng năm. Việc thanh toán theo từng năm được thực hiện sau khi dự toán chi trong năm được phê duyệt.
Đối với dự toán mua sắm, chủ đầu tư phải nêu những nội dung nào trong văn bản trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu? (Hình từ Internet)
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập đồng thời hay sau khi có dự toán mua sắm?
Thời điểm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định tại khoản 5 Điều 37 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Đối với dự toán mua sắm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu có thể được lập trên cơ sở dự toán mua sắm của năm ngân sách và dự kiến dự toán mua sắm của các năm ngân sách tiếp theo. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.
2. Trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện dài hơn 01 năm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ thời gian thực hiện gói thầu, giá gói thầu trên cơ sở toàn bộ thời gian thực hiện gói thầu.
3. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu.
4. Việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được duyệt (nếu có).
5. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập sau khi có dự toán mua sắm, quyết định phê duyệt dự án hoặc đồng thời với quá trình lập dự án, dự toán mua sắm hoặc trước khi có quyết định phê duyệt dự án đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.
Theo đó, kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập sau khi có dự toán mua sắm, quyết định phê duyệt dự án hoặc đồng thời với quá trình lập dự án, dự toán mua sắm hoặc trước khi có quyết định phê duyệt dự án đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.
Chủ đầu tư có được tổ chức lựa chọn nhà thầu trong năm này để mua sắm cho các năm tiếp theo không?
Căn cứ khoản 5 Điều 16 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu như sau:
Giá gói thầu và thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu
...
5. Đối với dự toán mua sắm, chủ đầu tư được tổ chức lựa chọn nhà thầu trong năm này để mua sắm cho các năm tiếp theo nhằm bảo đảm việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ, xây lắp không bị gián đoạn; văn bản trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải dự kiến dự toán mua sắm cho các năm sau làm cơ sở lập giá gói thầu.
...
Như vậy, đối với dự toán mua sắm, chủ đầu tư được tổ chức lựa chọn nhà thầu trong năm này để mua sắm cho các năm tiếp theo nhằm bảo đảm việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ, xây lắp không bị gián đoạn; văn bản trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải dự kiến dự toán mua sắm cho các năm sau làm cơ sở lập giá gói thầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?