Đối với công trình thủy lợi thì trong quá trình khoan thường gặp những dạng sự cố nào? Khi áp dụng những biện pháp cơ bản để cứu chữa sự cố cần tuân theo những quy định gì?
- Đối với công trình thủy lợi thì trong quá trình khoan thường gặp những dạng sự cố nào?
- Khi áp dụng những biện pháp cơ bản để cứu chữa sự cố trong quá trình khoan của công trình thủy lợi cần tuân theo những quy định gì?
- Trong quá trình khoan của công trình thủy lợi thì sử dụng những biện pháp chủ yếu nào để đề phòng sự cố?
Đối với công trình thủy lợi thì trong quá trình khoan thường gặp những dạng sự cố nào?
Căn cứ theo tiết 6.3.5 tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9155:2021 quy định như sau:
Khoan máy
...
6.3 Các phương pháp khoan
...
6.3.5 Đề phòng và cứu chữa sự cố trong quá trình khoan
6.3.5.1 Các dạng sự cố thường gặp
1) Sự cố kẹt do mùn khoan: Thường xảy ra khi hố khoan không sạch (có quá nhiều mùn khoan trong hố khoan), máy bơm nước rửa hoạt động không tốt, hố khoan không được rửa sạch trước khi ngừng bơm để kéo bộ dụng cụ khoan lên, hoặc ngừng bơm để chèn bẻ mẫu;
2) Sự cố kẹt do hố khoan bị sập lở: Thường xảy ra khi khoan qua địa tầng có độ ổn định thấp hoặc khi hố khoan gặp tầng đá phong hóa mạnh mà không chống ống vách kịp thời hoặc sử dụng nước rửa không thích hợp;
3) Sự cố kẹt do cần khoan bị gẫy, do các ren nối cần (za mốc - rod coupling) bị tự tháo: Thường là do cần khoan mòn quá độ mòn cho phép, hoặc khoan với tải trọng chiều trục quá lớn, hoặc là do ren nối quá mòn, chất lượng ren nối không đảm bảo hoặc do khi nối cần vặn không chặt;
4) Sự cố kẹt do mũi khoan bị "cháy" bó chặt vào hố khoan: Thường xảy ra khi khoan trong địa tầng đá cứng, sử dụng lượng nước rửa quá nhỏ, hoặc khi khoan mất tuần hoàn nước rửa mà kíp khoan không phát hiện kịp thời;
5) Sự cố kẹt do ống khoan bị đứt ren nối, hoặc ống chống bị rơi trong quá trình làm việc. Nguyên nhân của dạng sự cố này như sau:
- Ống ren quá mòn làm cho phần ren nối yếu, không đủ độ bền làm việc, nên phần ren nối bị xoắn đứt;
- Ống chống rơi do kẹp chèn (khơ mút) giữ ống kẹp không đủ chặt hoặc ống chống bị đứt do chân bộ ống không được đặt vào địa tầng vững chắc, hoặc do nối ống chống (nhíp pen - core tube coupling) không chặt nên ống bị tự tháo trong quá trình khoan.
...
Như vậy đối với công trình thủy lợi thì trong quá trình khoan thường gặp những dạng sự cố như sau:
- Sự cố kẹt do mùn khoan;
- Sự cố kẹt do hố khoan bị sập lở;
- Sự cố kẹt do cần khoan bị gẫy, do các ren nối cần (za mốc - rod coupling) bị tự tháo;
- Sự cố kẹt do mũi khoan bị "cháy" bó chặt vào hố khoan;
- Sự cố kẹt do ống khoan bị đứt ren nối, hoặc ống chống bị rơi trong quá trình làm việc.
Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Khi áp dụng những biện pháp cơ bản để cứu chữa sự cố trong quá trình khoan của công trình thủy lợi cần tuân theo những quy định gì?
Căn cứ theo tiết 6.3.5 tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9155:2021 quy định như sau:
Khoan máy
...
6.3 Các phương pháp khoan
...
6.3.5 Đề phòng và cứu chữa sự cố trong quá trình khoan
...
6.3.5.3 Những biện pháp cơ bản cứu chữa sự cố
1) Quy định chung
- Việc cứu chữa sự cố phải kịp thời, khẩn trương. Trước khi tiến hành cứu chữa, phải có quy trình cứu chữa và phải được phổ biến đến mọi thành viên trong kíp khoan hoặc tổ khoan để nắm vững và tuân thủ quy trình này;
- Khi xảy ra sự cố, người kíp trưởng phải lập tức nắm lại các số liệu về hố khoan: vị trí xảy ra sự cố, kết cấu bộ dụng cụ khoan, tình trạng của hố khoan, nguyên nhân xảy ra sự cố. Tất cả các số liệu này phải được ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác để lập quy trình và sử dụng trong suốt quá trình cứu chữa;
- Lập nhật ký cứu chữa, ghi chép đầy đủ các giải pháp đã thực hiện, quy cách, kích thước những dụng cụ cứu chữa đã sử dụng, diễn biến của quá trình cứu chữa, nguyên nhân của những lần không thành công, để rút kinh nghiệm hoàn thiện quy trình về đề phòng và cứu chữa sự cố sau này.
...
Như vậy khi áp dụng những biện pháp cơ bản để cứu chữa sự cố trong quá trình khoan của công trình thủy lơi cần tuân theo những quy định như trên.
Trong quá trình khoan của công trình thủy lợi thì sử dụng những biện pháp chủ yếu nào để đề phòng sự cố?
Căn cứ theo tiết 6.3.5 tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9155:2021 quy định như sau:
Khoan máy
...
6.3 Các phương pháp khoan
...
6.3.5 Đề phòng và cứu chữa sự cố trong quá trình khoan
...
6.3.5.2 Những biện pháp chủ yếu để đề phòng sự cố
1) Phải luôn giữ cho hố khoan sạch, trường hợp hố khoan sâu, máy bơm nước rửa yếu thì phải dùng ống đựng mùn khoan lắp vào đầu ống khoan. Trước khi chèn bẻ mẫu phải bơm rửa sạch lỗ khoan với lượng nước rửa lớn, thời gian bơm từ 20 min đến 30 min, tùy thuộc vào tình hình thực tế của hố khoan. Khi hố khoan có quá nhiều mùn khoan thì phải định kỳ bơm rửa làm sạch, sau đó mới tiếp tục khoan.
2) Phải luôn kiểm tra độ mòn, chất lượng ren nối của cần khoan, đầu nối, ống khoan. Loại bỏ kịp thời cần khoan, ống khoan, đầu nối mòn quá độ mòn cho phép; loại bỏ các cần khoan, ống khoan có chất lượng ren nối không đảm bảo.
3) Đường kính cần khoan phải phù hợp với đường kính mũi khoan để đảm bảo độ ổn định và vững chắc của bộ cần trong khi khoan theo Bảng 10.
...
4) Phải cho bộ dụng cụ khoan tiếp cận đáy hố khoan theo trình tự sau: Khi mũi khoan cách đáy hố khoan từ 5 m đến 7 m, tốc độ thả giảm, khi mũi khoan cách đáy từ 0,5 m đến 1,0 m thì ngừng thả, kẹp chặt đầu máy với cần khoan, cho máy bơm làm việc, cho đầu máy quay với tốc độ chậm, hạ từ từ bộ dụng cụ khoan đến đáy;
5) Trong quá trình thả bộ dụng cụ khoan vào lỗ khoan, nếu gặp vướng mắc giữa chừng thì phải vừa quay nhẹ bằng khóa cần vừa thả, nếu không được thì phải khoan với chế độ nhẹ để đuổi xuống. Tuyệt đối không được "dã" mạnh bộ dụng cụ để ép xuống. Phải giảm bớt tốc độ kéo thả, khi bộ ống khoan đến gần chỗ hay vướng mắc. Khi kéo bộ dụng cụ lên thì không được kéo cố, hoặc kích bằng đầu máy thủy lực quá mức vì dễ làm cho bộ dụng cụ kẹt nặng hơn;
6) Khi đang khoan, nếu hệ thống bơm rửa bị hư hỏng đột ngột, phải lập tức kéo bộ dụng cụ lên cách đáy tối thiểu 3 m rồi mới tiến hành sửa chữa. Nếu trong hố khoan có những đoạn vách đã sập lở thì phải kéo bộ dụng cụ vượt lên trên các đoạn này. Trường hợp dự kiến quá trình sửa chữa kéo dài từ 2 giờ đến 3 giờ trở lên thì phải kéo hết toàn bộ bộ dụng cụ lên;
7) Khi bộ dụng cụ khoan đã kéo hết ra khỏi lỗ khoan, miệng hố khoan phải được đậy kín ngay lại, để tránh các vật lạ có thể rơi vào lỗ khoan;
8) Mỗi một máy khoan hoạt động độc lập phải được trang bị một bộ dụng cụ cứu kẹt thông dụng gồm có (mỗi loại 1 cái): tarô, móc cứu cần, móc cứu ống; ren và đường kính của dụng cụ cứu kẹt phải phù hợp với ren và đường kính cần, ống đang sử dụng, 1 quả tạ 50 kG. Các dụng cụ này phải luôn luôn đi theo máy khoan để sử dụng kịp thời khi cần thiết.
Như vậy trong quá trình khoan của công trình thủy lợi thì sử dụng những biện pháp chủ yếu như trên để đề phòng sự cố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?