Đối với công trình thủy lợi thì khi quan trắc, kiểm soát hố móng trong quá trình thi công sẽ gặp những trường hợp đặc biệt nào và được xử lý ra sao?
Đối với công trình thủy lợi thì khi quan trắc, kiểm soát hố móng trong quá trình thi công sẽ gặp những trường hợp đặc biệt nào và được xử lý được thực hiện như sau:
Trường hợp thi công bơm hút không hạ được mực nước ngầm trong công trình thủy lợi
Căn cứ theo tiết 7.4.1 tiểu mục 7.4 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11323:2020 quy định như sau:
Quan trắc và kiểm soát hố móng trong quá trình thi công
...
7.4 Xử lý một số trường hợp đặc biệt thường gặp trong thi công
7.4.1 Trường hợp thi công bơm hút không hạ được mực nước ngầm:
a) Trường hợp thi công không hạ được mực nước ngầm do tắc giếng. Xử lý bằng cách bổ sung giếng ở ngay vị trí bên cạnh hoặc dùng xói nước áp lực cao và dùng pa lăng để nhổ giếng. Sau đó lại hạ giếng xuống;
b) Trường hợp thi công không hạ được mực nước ngầm do lưu lượng qua giếng không đạt yêu cầu thiết kế hoặc số lượng giếng theo thiết kế không đáp ứng được thực tế lưu lượng bơm hút. Xử lý bằng cách bổ sung thêm giếng cho đến khi hạ được đến mực nước theo yêu cầu thiết kế.
...
Theo đó, trong trường hợp thi công bơm hút không hạ được mực nước ngầm của công trình thủy lợi được chia thành 02 trường hợp nhỏ:
- Trường hợp thi công không hạ được mực nước ngầm do tắc giếng
- Trường hợp thi công không hạ được mực nước ngầm do lưu lượng qua giếng không đạt yêu cầu thiết kế hoặc số lượng giếng theo thiết kế không đáp ứng được thực tế lưu lượng bơm hút.
Cách xử lý trong từng trường hợp được quy định cụ thể như trên.
Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Trường hợp sụt, lún đất ngoài hố móng trong công trình thủy lợi
Căn cứ theo tiết 7.4.2 tiểu mục 7.4 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11323:2020 quy định như sau:
Quan trắc và kiểm soát hố móng trong quá trình thi công
...
7.4 Xử lý một số trường hợp đặc biệt thường gặp trong thi công
...
7.4.2 Trường hợp sụt, lún đất ngoài hố móng:
a) Kết cấu chống thấm bị rò, thủng làm nước chảy qua lỗ rò, thủng kéo theo cả đất cát gây ra sụt, lún đất. Trường hợp này xử lý bằng cách phụt trực tiếp hỗn hợp xi măng và hóa chất đông kết nhanh qua lỗ rò, thủng để bịt trực tiếp dòng thấm hoặc thi công cọc xi măng đất theo công nghệ Jet grouting phía ngoài hố móng để bịt lỗ rò, thủng;
b) Kết cấu chống thấm bằng cừ thép bị rò qua me, nước chảy qua me cừ, kéo theo cả đất cát gây ra sụt, lún đất. Trường hợp này xử lý bằng cách sử dụng dây đay với đất sét luyện, trám bịt vào me cừ. Nếu việc xử lý không có kết quả, cần tiến hành bơm nước vào hố móng cho đến khi mực nước trong và ngoài hố móng cân bằng. Sau đó bổ sung thêm một đoạn tường xi măng đất sát với hàng cừ thép ở phía ngoài hố móng;
c) Kết cấu chống thấm không đủ chiều dài đường viền thấm do chưa cắm được vào lớp đất có hệ số thấm nhỏ, gây ra xói ngầm và đẩy bục nền. Nếu nền bị bục lớn, trước hết phải bơm nước vào hố móng để cân bằng nước. Sau đó xử lý bằng cách kéo dài đường viền thấm bằng tường xi măng đất phía ngoài hố móng. Đỉnh tường xi măng đất sau khi thi công xong ôm lấy một đoạn từ 0,5 m đến 1,0 m đáy mũi cừ thép, mũi tường xi măng đất kéo dài đến vị trí đủ chiều dài chống thấm. Ngoài ra, có thể dùng biện pháp hạ nước ngầm bằng bơm châm kim.
...
Như vậy, trường hợp sụt, lún đất ngoài hố móng trong công trình thủy lợi được chia thành 03 trường hợp nhỏ là:
- Kết cấu chống thấm bị rò, thủng làm nước chảy qua lỗ rò, thủng kéo theo cả đất cát gây ra sụt, lún đất.
- Kết cấu chống thấm bằng cừ thép bị rò qua me, nước chảy qua me cừ, kéo theo cả đất cát gây ra sụt, lún đất.
- Kết cấu chống thấm không đủ chiều dài đường viền thấm do chưa cắm được vào lớp đất có hệ số thấm nhỏ, gây ra xói ngầm và đẩy bục nền.
Và cách xử lý trong từng trường hợp được quy định cụ thể như trên.
Trường hợp sạt, trượt mái hố móng đào hở trong công trình thủy lợi
Căn cứ theo tiết 7.4.3 tiểu mục 7.4 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11323:2020 quy định như sau:
Quan trắc và kiểm soát hố móng trong quá trình thi công
...
7.4 Xử lý một số trường hợp đặc biệt thường gặp trong thi công
...
7.4.3 Trường hợp sạt, trượt mái hố móng đào hở:
a) Sạt, trượt mái hố móng do mái quá dốc. Xử lý bằng cách giảm độ dốc mái. Nếu mặt bằng hố móng không cho phép, có thể dùng cừ thép kết hợp với hạ mái thành nhiều bậc;
b) Sạt, trượt mái hố móng do nước chảy trên mặt hoặc do nước ngầm. Nếu do nước chảy trên mặt thì khắc phục bằng cách đắp con chạch quanh hố móng và đào mương để dẫn nước. Nếu do nước ngầm thì đóng ván cừ chống thấm hoặc gia cường chân mái hố móng bằng cọc tre, phên nứa. Đối với công trình lớn, hố móng rộng làm tầng lọc ngược.
Trường hợp sạt, trượt mái hố móng đào hở trong công trình thủy lợi gồm có 02 trường hợp nhỏ là:
- Sạt, trượt mái hố móng do mái quá dốc.
- Sạt, trượt mái hố móng do nước chảy trên mặt hoặc do nước ngầm.
Cách xử lý trong từng trường hợp này được quy định cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?