Đối với chương trình bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên và tương đương thì những người thực hiện chế độ tập sự viên chức nào sẽ là đối tượng tham gia?
- Đối với chương trình bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên và tương đương thì những người thực hiện chế độ tập sự viên chức nào sẽ là đối tượng tham gia?
- Mục tiêu của chương trình bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên và tương đương là gì?
- Chương trình bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên và tương đương được thiết kế như thế nào?
Đối với chương trình bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên và tương đương thì những người thực hiện chế độ tập sự viên chức nào sẽ là đối tượng tham gia?
Căn cứ theo tiết 3 tiểu mục I Mục A Chương trình Bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên và tương đương ban hành kèm theo Quyết định 420/QĐ-BNV năm 2022 quy định như sau:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH
I. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
1. Công chức ngạch chuyên viên và tương đương, viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III làm việc ở các bộ phận hành chính, tổng hợp, quản trị văn phòng, tổ chức cán bộ, kế hoạch, tài chính và các vị trí việc làm khác không giữ chức danh nghề nghiệp và không hoạt động nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập chưa có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên.
2. Công chức ngạch cán sự và tương đương, viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV làm việc ở các bộ phận hành chính, tổng hợp, quản trị văn phòng, tổ chức cán bộ, kế hoạch, tài chính và các vị trí việc làm khác không giữ chức danh nghề nghiệp và không hoạt động nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập chưa có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên.
3. Người thực hiện chế độ tập sự công chức loại C, người thực hiện chế độ tập sự viên chức hạng 3 làm việc làm việc ở các bộ phận hành chính, tổng hợp, quản trị văn phòng, tổ chức cán bộ, kế hoạch, tài chính và các vị trí việc làm khác không giữ chức danh nghề nghiệp và không hoạt động nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập chưa có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên.
4. Các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy đối với chương trình bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên và tương đương thì những người thực hiện chế độ tập sự viên chức hạng 3 làm việc làm việc ở các bộ phận hành chính, tổng hợp, quản trị văn phòng, tổ chức cán bộ, kế hoạch, tài chính và các vị trí việc làm khác không giữ chức danh nghề nghiệp và không hoạt động nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập chưa có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên sẽ là đối tượng tham gia.
Chương trình bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên và tương đương (Hình từ Internet)
Mục tiêu của chương trình bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên và tương đương là gì?
Căn cứ theo tiểu mục II Mục A Chương trình Bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên và tương đương ban hành kèm theo Quyết định 420/QĐ-BNV năm 2022 quy định như sau:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH
...
II. MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG
1. Mục tiêu chung
Trang bị, cập nhật kiến thức về hành chính nhà nước và kỹ năng tương ứng, góp phần nâng cao năng lực trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của chuyên viên và tương đương, góp phần xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh chính trị, năng lực và chuyên nghiệp, tận tụy phục vụ Nhân dân.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Trang bị và cập nhật cho học viên những kiến thức chung, cơ bản về hành chính nhà nước
b) Bồi dưỡng cho học viên một số kỹ năng để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn được giao
c) Góp phần nâng cao phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo của chuyên viên và tương đương trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao
...
Như vậy mục tiêu của chương trình bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên và tương đương được quy định cụ thể như trên.
Chương trình bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên và tương đương được thiết kế như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục III Mục A Chương trình Bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên và tương đương ban hành kèm theo Quyết định 420/QĐ-BNV năm 2022 quy định như sau:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH
...
III. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình thiết kế theo hướng tiếp cận từ tổng quát đến cụ thể, được phân định thành ba phần (kiến thức; kỹ năng; đi thực tế, kiểm tra). Trong mỗi phần có các chuyên đề phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của ngạch chuyên viên.
...
Như vậy chương trình bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên và tương đương được thiết kế theo hướng tiếp cận từ tổng quát đến cụ thể, được phân định thành ba phần (kiến thức; kỹ năng; đi thực tế, kiểm tra).
Trong mỗi phần có các chuyên đề phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của ngạch chuyên viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?