Đối tượng tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá theo quy định bao gồm những ai?
- Đối tượng nào phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá theo quy định?
- Đơn vị được tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá khi đáp ứng các điều kiện nào?
- Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá được quy định ra sao?
- Việc đánh giá kết quả học viên tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá được quy định ra sao?
Đối tượng nào phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá theo quy định?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 204/2014/TT-BTC quy định như sau:
Đối tượng bồi dưỡng
1. Cán bộ, công chức làm công tác thẩm định giá trong các cơ quan nhà nước.
2. Cán bộ, công chức khác có nhu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá.
Theo đó, các đối tượng sau sẽ phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá:
- Cán bộ, công chức làm công tác thẩm định giá trong các cơ quan nhà nước.
- Cán bộ, công chức khác có nhu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá.
Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá (hình từ Internet)
Đơn vị được tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá khi đáp ứng các điều kiện nào?
Căn cứ Điều 17 Thông tư 204/2014/TT-BTC quy định như sau:
Đơn vị tổ chức bồi dưỡng
Các đơn vị sau đây đáp ứng đủ các yêu cầu tổ chức đào tạo, bồi dưỡng quy định tại Điều 5 Thông tư này thì được tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá:
1. Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính thuộc Bộ Tài chính.
2. Trung tâm Dữ liệu quốc gia và Dịch vụ về giá trực thuộc Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính).
Theo quy định trên các đơn vị được tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá gồm có:
- Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính thuộc Bộ Tài chính.
- Trung tâm Dữ liệu quốc gia và Dịch vụ về giá trực thuộc Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính).
Đồng thời các đơn vị này muốn tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá phải đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Đối với đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá:
+ Có trình độ đại học, sau đại học chuyên ngành phù hợp với chuyên đề giảng dạy;
+ Có thời gian công tác từ 5 (năm) năm trở lên trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành thẩm định giá tại các Học viện, Trường Đại học hoặc làm công tác thực tiễn quản lý nhà nước đối với các chuyên ngành phù hợp với các chuyên đề của khóa học.
- Đối với bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá:
+ Giảng viên đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại mục (1);
+ Thẩm định viên về giá tham gia giảng dạy có tối thiểu 7 (bảy) năm kinh nghiệm hành nghề thẩm định giá.
(2) Có đủ cơ sở vật chất phục vụ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, bao gồm phòng học, bàn ghế, bảng viết, giáo cụ và các trang thiết bị cần thiết khác (tự có hoặc có hợp đồng thuê).
(3) Có kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá phù hợp với quy định của pháp luật.
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá được quy định ra sao?
Theo Điều 18 Thông tư 204/2014/TT-BTC (Được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 11/2019/TT-BTC) quy định về hình thức tổ chức, nội dung và chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá như sau:
- Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá được tổ chức tập trung một kỳ liên tục nhưng không kéo dài quá 2 (hai) tuần cho một khóa học và phải đảm bảo dạy và học đủ thời lượng, nội dung và chương trình theo quy định của pháp luật.
- Thời lượng tối thiểu cho một khóa bồi dưỡng được quy định là 40 giờ, chưa bao gồm thời gian ôn tập và kiểm tra đánh giá kết quả học tập quy định tại Điều 20 Thông tư 204/2014/TT-BTC. Một giờ được tính là 55 phút học và 5 phút nghỉ giải lao.
* Về chương trình học:
A. PHẦN KIẾN THỨC CHUNG
- Chuyên đề 1: Pháp luật áp dụng trong lĩnh vực giá và thẩm định giá, hoạt động thẩm định giá nhà nước (học trong tối thiểu 6 giờ).
- Chuyên đề 2: Nguyên lý hình thành giá cả thị trường và Nguyên lý căn bản về thẩm định giá (học trong tối thiểu 6 giờ).
B. PHẦN KIẾN THỨC NGHIỆP VỤ
- Chuyên đề 3: Thẩm định giá bất động sản (học trong tối thiểu 8 giờ).
- Chuyên đề 4: Thẩm định giá máy, thiết bị (học trong tối thiểu 8 giờ).
- Chuyên đề 5: Thẩm định giá doanh nghiệp (học trong tối thiểu 8 giờ).
- Chuyên đề 6: Thẩm định giá tài sản vô hình (học trong tối thiểu 8 giờ).
Lưu ý tổng thời gian học của cả hai phần phải đạt tối thiểu 40 giờ.
Cũng theo quy định này, một lớp học của khóa bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá tối đa không quá 150 học viên.
Việc đánh giá kết quả học viên tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá được quy định ra sao?
Theo Điều 20 Thông tư 204/2014/TT-BTC việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập được thực hiện như sau:
(1) Kết thúc khóa đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá, đơn vị tổ chức đào tạo phải tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Việc kiểm tra được thực hiện bằng 2 (hai) bài viết;
- Trong đó, bài kiểm tra cho phần kiến thức chung là 120 phút, cho phần kiến thức nghiệp vụ là 150 phút. Nội dung các bài kiểm tra phải thể hiện được những kiến thức cơ bản của các chuyên đề trong chương trình học.
(2) Điểm các bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10 (mười). Bài kiểm tra dưới 5 (năm) điểm là bài kiểm tra không đạt yêu cầu.
(3) Học viên tham dự khóa học không đảm bảo tối thiểu 80% thời gian học tại khóa theo quy định cho mỗi học phần thì không được tham dự kiểm tra đánh giá kết quả học tập cho học phần đó và phải học lại học phần còn thiếu.
(4) Trường hợp vì lý do thai sản, tai nạn, ốm đau có giấy chứng nhận của bệnh viện (sau đây gọi tắt là lý do đặc biệt), học viên không tham dự kiểm tra đánh giá kết quả học tập được thì học viên phải có đơn đề nghị hoãn kiểm tra và phải được Thủ trưởng đơn vị tổ chức khóa học chấp thuận.
(5) Học viên có bài kiểm tra không đạt yêu cầu và học viên chưa dự kiểm tra vì lý do đặc biệt có quyền dự kiểm tra lại một lần.
- Thời gian tổ chức kiểm tra lại cho những học viên trên do Thủ trưởng đơn vị tổ chức đào tạo quyết định nhưng không quá 6 (sáu) tháng kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?