Đối tượng phải kiểm soát trong hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật là gì? Danh mục đối tượng phải kiểm soát do ai quy định?
- Đối tượng phải kiểm soát trong hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật là gì?
- Khi phát hiện đối tượng phải kiểm soát có nguy cơ gây thiệt hại đối với thực vật có thực hiện công bố dịch hại thực vật không?
- Ai có quyền công bố dịch hại thực vật khi phát hiện đối tượng phải kiểm soát có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật?
- Danh mục đối tượng phải kiểm soát do ai quy định?
Đối tượng phải kiểm soát trong hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật là gì?
Đối tượng phải kiểm soát được giải thích tại khoản 9 Điều 3 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 như sau:
Đối tượng phải kiểm soát là sinh vật gây hại không phải là đối tượng kiểm dịch thực vật nhưng sự có mặt của chúng trên vật liệu dùng để làm giống có nguy cơ gây thiệt hại lớn về kinh tế, phải được kiểm soát ở Việt Nam.
Như vậy, đối tượng phải kiểm soát là sinh vật gây hại không phải là đối tượng kiểm dịch thực vật nhưng sự có mặt của chúng trên vật liệu dùng để làm giống có nguy cơ gây thiệt hại lớn về kinh tế, phải được kiểm soát ở Việt Nam.
Đối tượng phải kiểm soát trong hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật (Hình từ Internet)
Khi phát hiện đối tượng phải kiểm soát có nguy cơ gây thiệt hại đối với thực vật có thực hiện công bố dịch hại thực vật không?
Khi phát hiện đối tượng phải kiểm soát có nguy cơ gây thiệt hại đối với thực vật có thực hiện công bố dịch hại thực vật không thì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 như sau:
Công bố dịch hại thực vật
1. Công bố dịch hại thực vật trong các trường hợp sau đây:
a) Khi sinh vật gây hại thực vật bùng phát, có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng, gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật;
b) Khi phát hiện sinh vật gây hại lạ, đối tượng phải kiểm soát có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật;
c) Khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam, có nguy cơ lây lan.
...
Theo quy định trên, khi phát hiện đối tượng phải kiểm soát có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật thì phải thực hiện công bố dịch hại thực vật.
Ngoài ra, còn công bố dịch hại thực vật trong các trường hợp sau:
- Khi sinh vật gây hại thực vật bùng phát, có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng, gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật;
- Khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam, có nguy cơ lây lan.
Ai có quyền công bố dịch hại thực vật khi phát hiện đối tượng phải kiểm soát có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật?
Quyền công bố dịch hại thực vật khi phát hiện đối tượng phải kiểm soát có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 như sau:
Công bố dịch hại thực vật
...
2. Thẩm quyền công bố dịch hại thực vật được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ đề xuất của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố dịch tại địa phương trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và báo cáo ngay Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ đề xuất của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương quyết định công bố dịch trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này khi dịch xảy ra có nguy cơ lây lan, gây thiệt hại nghiêm trọng từ hai tỉnh trở lên và trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, đồng thời báo cáo ngay Thủ tướng Chính phủ.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ đề xuất của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương quyết định công bố dịch hại thực vật trong trường hợp phát hiện đối tượng phải kiểm soát có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật đồng thời báo cáo ngay Thủ tướng Chính phủ.
Danh mục đối tượng phải kiểm soát do ai quy định?
Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật do ai quy định thì theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 như sau:
Quy định về kiểm dịch thực vật
1. Kiểm dịch thực vật được thực hiện đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và kiểm dịch thực vật nội địa theo quy định tại Luật này, trừ trường hợp được miễn trừ kiểm dịch thực vật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Trong từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các danh mục sau đây:
a) Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
b) Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam;
c) Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật;
d) Danh mục đối tượng phải kiểm soát.
Theo đó, trong từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục đối tượng phải kiểm soát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?