Đối tượng nào thì được thành lập cơ quan báo chí? Muốn thành lập cơ quan báo chí thì cần phải làm gì?
Cơ quan báo chí là gì?
Theo Điều 16 Luật Báo chí 2016 quy định về cơ quan báo chí là:
Cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luận của các cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 14 của Luật này, thực hiện một hoặc một số loại hình báo chí, có một hoặc một số sản phẩm báo chí theo quy định của Luật này.
Đối tượng nào thì được thành lập cơ quan báo chí? Muốn thành lập cơ quan báo chí thì cần phải làm gì?
Đối tượng nào được thành lập cơ quan báo chí?
Theo Điều 14 Luật Báo chí 2016 quy định về đối tượng được thành lập cơ quan báo chí như sau:
"Điều 14. Đối tượng được thành lập cơ quan báo chí
1. Cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được thành lập cơ quan báo chí.
2. Cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học; tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ; bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên được thành lập tạp chí khoa học."
Điều kiện cáp giấy phép hoạt động báo chí
Muốn thành lập cơ quan báo chí thì phải làm gì?
Theo Điều 18 Luật Báo chí 2016 quy định về giấy phép hoạt động báo chí, cụ thể:
"Điều 18. Giấy phép hoạt động báo chí
1. Cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 14 của Luật này, đủ Điều kiện theo quy định tại Điều 17 của Luật này, có nhu cầu thành lập cơ quan báo chí, gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động báo chí.
Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo chí do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
2. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động báo chí; trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Sau khi được cấp giấy phép hoạt động báo chí, cơ quan chủ quản báo chí ra quyết định thành lập cơ quan báo chí và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Sau 03 tháng đối với báo in và báo điện tử, 09 tháng đối với báo nói, báo hình, kể từ ngày giấy phép hoạt động báo chí có hiệu lực, nếu cơ quan báo chí không được thành lập hoặc không có sản phẩm báo chí thì giấy phép hết hiệu lực. Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định thu hồi giấy phép.
5. Chậm nhất là 30 ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hoạt động, cơ quan báo chí phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông để thu hồi giấy phép hoạt động báo chí và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
6. Trường hợp đã bị thu hồi giấy phép hoạt động báo chí theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này, nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép, cơ quan chủ quản báo chí gửi văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp lại giấy phép. Trường hợp có thay đổi nội dung so với giấy phép đã được cấp, cơ quan chủ quản gửi hồ sơ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép theo quy định tại Khoản 1 Điều này."
Như vậy, muốn thành lập cơ quan báo chí thì phải có giấy phép hoạt động báo chí. Phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo chí tới Bộ Thông tin và Truyền thông, sau thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cấp giấy phép hoạt động báo chí.
Tiêu chuẩn để bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí?
Theo khoản 2 Điều 23 Luật Báo chí 2016 quy định về người đứng đầu cơ quan báo chí gồm các tiêu chuẩn sau:
- Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo không áp dụng tiêu chuẩn này;
- Có thẻ nhà báo còn hiệu lực. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo, tạp chí khoa học không áp dụng tiêu chuẩn này;
- Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động.
Như vậy, khi thẻ nhà báo của bạn hết hiệu lực thì bạn không đủ tiêu chuẩn để được bổ nhiệm làm người đứng đầu cơ quan báo chí. Để được bổ nhiệm làm người đứng đầu cơ quan báo chí bạn phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định tại điều trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?