Đối tượng nào tại vùng khó khăn được vay vốn để sản xuất kinh doanh? Mức vay vốn tối đa là 50 triệu đồng đúng không?
- Đối tượng nào tại vùng khó khăn được vay vốn để sản xuất kinh doanh?
- Hộ gia đình tại vùng khó khăn được vay vốn để sản xuất kinh doanh phải đảm bảo điều kiện gì?
- Mức vay vốn tối đa đối với các hộ gia đình ở vùng khó khăn để sản xuất kinh doanh là 50 triệu đồng đúng không?
- Hộ gia đình tại vùng khó khăn khi vay vốn phải tuân thủ nguyên tắc nào?
Đối tượng nào tại vùng khó khăn được vay vốn để sản xuất kinh doanh?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 31/2007/QĐ-TTg về việc tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành:
Đối tượng được vay vốn
1. Các hộ gia đình theo quy định của Bộ luật Dân sự (bao gồm cả hộ gia đình làm kinh tế trang trại) không thuộc diện hộ nghèo (sau đây gọi chung là người vay vốn) thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm.
2. Chủ hộ gia đình là người đại diện cho hộ gia đình chịu trách nhiệm giao dịch với Ngân hàng Chính sách xã hội trong quan hệ vay vốn, trả nợ, trả lãi".
Vùng khó khăn là những vùng được quy định tại Điều 2 Quyết định 31/2007/QĐ-TTg:
1. Vùng khó khăn được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh quy định tại Quyết định này bao gồm các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) quy định trong Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn.
2. Các xã thành lập sau khi Quyết định này có hiệu lực, trên cơ sở chia, tách, sáp nhập các đơn vị hành chính thuộc Danh mục nêu tại khoản 1 trên đây cũng được hưởng chính sách tín dựng theo Quyết định này.
Như vậy, theo quy định thì các hộ gia đình theo quy định của Bộ luật Dân sự (bao gồm cả hộ gia đình làm kinh tế trang trại) không thuộc diện hộ nghèo thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm sẽ là đối tượng được vay vốn để sản xuất kinh doanh ở vùng khó khăn.
Đối tượng nào tại vùng khó khăn được vay vốn để sản xuất kinh doanh?
Hộ gia đình tại vùng khó khăn được vay vốn để sản xuất kinh doanh phải đảm bảo điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quyết định 31/2007/QĐ-TTg như sau:
Điều kiện được vay vốn
1. Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được Ủy ban nhân dân xã nơi thực hiện dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh xác nhận.
2. Người vay vốn phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Người vay vốn cư trú hợp pháp tại nơi thực hiện dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh.
Để được vay vốn sản xuất kinh doanh ở vùng khó khăn thì các hộ gia đình (người được vay vốn) cần đáp ứng các điều kiện sau:
Có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được Ủy ban nhân dân xã nơi thực hiện dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh xác nhận; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và phải cư trú hợp pháp tại nơi thực hiện dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh.
Mức vay vốn tối đa đối với các hộ gia đình ở vùng khó khăn để sản xuất kinh doanh là 50 triệu đồng đúng không?
Căn cứ Điều 7 Quyết định 31/2007/QĐ-TTg, được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 306/QĐ-TTg năm 2016 có quy định:
Mức vốn cho vay
1. Mức vốn cho vay đối với một hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tối đa là 50 triệu đồng.
2. Trong một số trường hợp cụ thể, mức vốn vay của một hộ có thể trên 50 triệu đồng, giao Ngân hàng Chính sách xã hội căn cứ vào khả năng nguồn vốn, nhu cầu đầu tư và khả năng trả nợ của hộ sản xuất, kinh doanh, để quy định mức cho vay cụ thể, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng.
Đối với những hộ gia đình sản xuất, kinh doanh có nhu cầu vay vốn trên 50 triệu đồng, ngoài điều kiện quy định tại Điều 4 của Quyết định này còn phải:
a) Có vốn tự có (bao gồm: Giá trị vật tư, quyền sử dụng đất, lao động, tiền vốn) tham gia tối thiểu bằng 20% tổng nhu cầu vốn của dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh;
b) Cam kết sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay để làm tài sản bảo đảm tiền vay.
Căn cứ theo quy định này thì trong một số trường hợp thì mức vay vốn tối đa đối với các hộ gia đình ở vùng khó khăn để sản xuất kinh doanh có thể lên đến 100 triệu đồng. Thông thường mức vay tối đa chỉ được 50 triệu.
Hộ gia đình tại vùng khó khăn khi vay vốn phải tuân thủ nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quyết định 31/2007/QĐ-TTg như sau:
Nguyên tắc vay vốn
1. Người vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay của dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh quy định tại Điều 6 Quyết định này.
2. Người vay vốn phải trả nợ, trả lãi đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đã cam kết.
3. Người vay vốn có thể vay đầu tư một hoặc nhiều dự án, hoặc phương án sản xuất, kinh doanh nhưng tổng dư nợ cho một hộ gia đình vay vốn tại một thời điểm không vượt quá mức quy định tại Điều 7 Quyết định này.
Như vậy, theo quy định trên thì hộ gia đình tại vùng khó khăn khi vay vốn phải tuân thủ nguyên tắc như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?