Đối tượng nào được học chương trình sơ cấp lý luận chính trị? Ai có quyền mở lớp chương trình sơ cấp lý luận chính trị?
Đảng viên dự bị có phải tham gia học chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị hay không?
Đối tượng nào được học chương trình sơ cấp lý luận chính trị? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 2 Quy định 54-QĐ/TW năm 1999 quy định như sau:
II- VỀ CHẾ ĐỘ HỌC TẬP LÝ LUẬN, CHÍNH TRỊ TRONG ĐẢNG
Điều 2.
Chương trình học tập bắt buộc của đảng viên bao gồm :
1- Đảng viên trong thời gian dự bị phải học xong chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới.
Đảng viên chính thức tuỳ theo yêu cầu trách nhiệm và trình độ lý luận chính trị đã được đào tạo để lựa chọn chương trình học tập phù hợp, cụ thể như sau :
- Đảng viên ở cơ sở học xong chương trình lý luận chính trị sơ cấp tại trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, và phải có kế hoạch thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị. Đảng viên là cán bộ, công chức, cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước phải có trình độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn chức danh đã ban hành. Đối với cán bộ, công chức chưa phải là đảng viên, việc học tập lý luận chính trị thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh công chức. Đảng viên là người dân tộc thiểu số và đảng viên ở vùng sâu, vùng xa có trình độ văn hoá thấp, học chương trình lý luận chính trị sơ cấp được biên soạn riêng.
- Đảng viên trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội học tập các chương trình lý luận chính trị nêu trong bản quy định này theo sự chỉ đạo của các đảng uỷ khối nơi sinh hoạt.
- Đảng viên trong các lực lượng vũ trang học tập các chương trình lý luận chính trị nêu trong bản quy định này, theo sự chỉ đạo của Đảng uỷ Quân sự Trung ương và Đảng uỷ Công an Trung ương.
- Đảng viên đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức tham gia học tập các nghị quyết của Đảng ở tổ chức cơ sở đảng nơi đảng viên cư trú được cấp uỷ định kỳ thông báo tình hình thời sự, chính sách trong nước và thế giới.
- Đảng viên có trình độ lý luận chính trị trung cấp hoặc đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng học các chương trình lý luận chuyên đề về kinh tế, văn hoá, xã hội... phù hợp với yêu cầu công tác.
- Đảng viên có trình độ lý luận cao cấp, đại học chính trị trở lên có kế hoạch tự học theo hướng dẫn của cơ quan phụ trách.
....
Theo đó, căn cứ quy định trên thì đảng viên trong thời gian dự bị phải học xong chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới.
Đối tượng nào được học chương trình sơ cấp lý luận chính trị?
Theo Điều 2 Hướng dẫn 65-HD/BTGTW năm 2012 quy định như sau:
2. Đối tượng của chương trình
- Tất cả đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam chưa có bằng sơ cấp lý luận chính trị trở lên hoặc chưa có chứng chỉ công nhận có trình độ tương đương hoặc trên sơ cấp lý luận chính trị.
- Cán bộ lãnh đạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở chưa có bằng sơ cấp lý luận chính trị trở lên hoặc chưa được công nhận có trình độ tương đương hoặc trên sơ cấp lý luận chính trị.
- Những người thuộc các đối tượng khác có nguyện vọng, có trình độ học vấn từ phổ thông cơ sở trở lên, được xem xét theo học, cấp bằng và được cấp ủy cơ sở giới thiệu.
Theo đó, căn cứ trên quy định những đối tượng sau đây được tham gia đào tạo chương trình sơ cấp lý luận chính trị, gồm:
- Tất cả đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam chưa có bằng sơ cấp lý luận chính trị trở lên hoặc chưa có chứng chỉ công nhận có trình độ tương đương hoặc trên sơ cấp lý luận chính trị.
- Cán bộ lãnh đạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở chưa có bằng sơ cấp lý luận chính trị trở lên hoặc chưa được công nhận có trình độ tương đương hoặc trên sơ cấp lý luận chính trị.
- Những người thuộc các đối tượng khác có nguyện vọng, có trình độ học vấn từ phổ thông cơ sở trở lên, được xem xét theo học, cấp bằng và được cấp ủy cơ sở giới thiệu.
Ai có quyền mở lớp chương trình sơ cấp lý luận chính trị?
Theo Điều 6 Hướng dẫn 65-HD/BTGTW năm 2012 quy định như sau:
Về tổ chức chỉ đạo
Chương trình sơ cấp lý luận chính trị được thực hiện thống nhất trong cả nước theo Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Việc mở lớp do Thường trực cấp uỷ cấp huyện trực tiếp chỉ đạo. Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức quận, huyện, thị xã và tương đương, xây dựng kế hoạch mở lớp hằng năm, trình cấp ủy thông qua. Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức các lớp theo kế hoạch và theo Quy chế dạy và học hiện hành. Sau lớp học báo cáo kết quả học tập gửi Thường trực cấp uỷ quận, huyện, thị xã và Ban Tuyên giáo tỉnh, thành uỷ.
Người hoàn thành chương trình sơ cấp lý luận chính trị này được cấp bằng sơ cấp lý luận chính trị. Việc tổ chức học, thi, kiểm tra, đánh giá và cấp bằng sơ cấp lý luận chính trị do các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện thực hiện dưới chỉ đạo, thẩm định và giám sát của Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương. Bằng sơ cấp lý luận chính trị hoặc chứng chỉ tương đương là căn cứ, điều kiện để cấp ủy, các đơn vị cử cán bộ, đảng viên và các trường chính trị tỉnh, thành phố nhận vào học các lớp để có trình độ Trung cấp lý luận chính trị (cấp ủy không cử và các trường chính trị tỉnh, thành phố không tiếp nhận người chưa có bằng sơ cấp lý luận chính trị hoặc giấy chứng nhận có trình độ tương đương sơ cấp lý luận chính trị vào học chương trình Trung cấp lý luận chính trị).
Chương trình này là căn cứ để Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện cấp giấy chứng nhận tương đương trình độ sơ cấp lý luận chính trị theo Quy định số 256-QĐ/TW, ngày 16/9/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xác định trình độ lý luận chính trị.
Kinh phí cho các lớp học và việc cấp bằng tốt nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành./.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì việc mở lớp chương trình sơ cấp lý luận chính trị do Thường trực cấp uỷ cấp huyện trực tiếp chỉ đạo.
Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức quận, huyện, thị xã và tương đương, xây dựng kế hoạch mở lớp hằng năm, trình cấp ủy thông qua.
Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức các lớp theo kế hoạch và theo Quy chế dạy và học hiện hành. Sau lớp học báo cáo kết quả học tập gửi Thường trực cấp uỷ quận, huyện, thị xã và Ban Tuyên giáo tỉnh, thành uỷ.
>>> Xem thêm: Điều lệ Đảng và các văn bản hướng dẫn đi kèm TẢI VỀ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?