Đối tượng nào được giao tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch đô thị? Có được bán tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch đô thị hay không?
Đối tượng nào được giao tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch đô thị?
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 43/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng và hình thức giao tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch
…
2. Đối tượng được giao tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch đô thị gồm:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng cấp nước sạch.
b) Doanh nghiệp có vốn nhà nước có chức năng sản xuất, kinh doanh nước sạch theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về sản xuất, kinh doanh nước sạch.
c) Cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch.
Theo đó, đối tượng được giao tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch đô thị, bao gồm:
- Đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng cấp nước sạch.
- Doanh nghiệp có vốn nhà nước có chức năng sản xuất, kinh doanh nước sạch theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về sản xuất, kinh doanh nước sạch.
- Cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch.
Như vậy, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng cấp nước sạch được giao tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch đô thị.
Tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch đô thị (Hình từ Internet)
Có được bán tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch đô thị cho đơn vị sự nghiệp công lập hay không?
Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 43/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Bán tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch
1. Việc bán tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch thực hiện theo hình thức đấu giá theo quy định của pháp luật.
a) Tổ chức tham gia đấu giá mua tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch phải có chức năng sản xuất, kinh doanh nước sạch theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về sản xuất và kinh doanh nước sạch; có khả năng tài chính; có năng lực quản lý, vận hành và khai thác công trình cấp nước sạch.
b) Tổ chức mua tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch thực hiện quản lý, sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh nước sạch (không thay đổi công năng sử dụng của tài sản) theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về sản xuất, kinh doanh nước sạch và pháp luật có liên quan.
c) Tổ chức mua tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch thực hiện việc quản lý, sử dụng đất gắn với tài sản đã mua theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về sản xuất, kinh doanh nước sạch và pháp luật có liên quan áp dụng đối với loại hình tổ chức mua tài sản.
...
Theo đó, được bán tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch đô thị cho đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo hình thức đấu giá theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức tham gia đấu giá mua tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch phải có chức năng sản xuất, kinh doanh nước sạch theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về sản xuất và kinh doanh nước sạch; có khả năng tài chính; có năng lực quản lý, vận hành và khai thác công trình cấp nước sạch.
- Tổ chức mua tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch thực hiện quản lý, sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh nước sạch (không thay đổi công năng sử dụng của tài sản) theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về sản xuất, kinh doanh nước sạch và pháp luật có liên quan.
- Tổ chức mua tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch thực hiện việc quản lý, sử dụng đất gắn với tài sản đã mua theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về sản xuất, kinh doanh nước sạch và pháp luật có liên quan áp dụng đối với loại hình tổ chức mua tài sản.
Thủ tục thực hiện bán tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch đô thị cho đơn vị sự nghiệp công lập được quy định ra sao?
Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 43/2022/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục giao và phê duyệt phương án khai thác tài sản theo phương thức bán thực hiện như sau:
Bước 1:
Chủ đầu tư dự án (đối với tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch được đầu tư xây dựng, mua sắm mới); cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận tài sản từ Chủ đầu tư dự án khu đô thị, khu dân cư; đơn vị chủ trì xử lý tài sản (đối với tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch được xác lập quyền sở hữu toàn dân) có văn bản kèm theo hồ sơ về tài sản gửi cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch.
Thành phần hồ sơ thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định 43/2022/NĐ-CP.
Bước 2:
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch dự thảo phương án giao và khai thác tài sản, văn bản kèm bản sao hồ sơ gửi lấy ý kiến cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan có liên quan, trong đó có Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng cấp nước sạch, doanh nghiệp có vốn nhà nước có chức năng sản xuất, kinh doanh nước sạch trên địa bàn địa phương.
Hồ sơ gửi lấy ý kiến bao gồm:
- Văn bản lấy ý kiến kèm theo dự thảo phương án giao và khai thác tài sản (phương án khai thác tài sản theo Mẫu số 04C quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 43/2022/NĐ-CP): 01 bản chính;
- Các hồ sơ nêu tại điểm a khoản này: 01 bản sao;
- Giấy tờ khác có liên quan (nếu có): 01 bản sao.
Bước 3:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch; cơ quan tài chính cùng cấp, cơ quan có liên quan có trách nhiệm có ý kiến bằng văn bản theo chức năng, nhiệm vụ về dự thảo phương án giao và khai thác tài sản.
Bước 4:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của các cơ quan quy định tại điểm c khoản này, cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch hoàn thiện phương án, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị kèm theo phương án giao và khai thác tài sản; trong đó xác định cụ thể danh mục tài sản giao và khai thác (tên tài sản; địa chỉ; loại hình công trình; năm đưa vào sử dụng; diện tích; công suất, số hộ sử dụng nước theo thiết kế và thực tế; giá trị; tình trạng tài sản); phương thức khai thác (bán đấu giá): 01 bản chính;
- Ý kiến của các cơ quan có liên quan: 01 bản sao;
- Các hồ sơ nêu tại điểm b khoản này: 01 bản sao;
- Giấy tờ khác có liên quan (nếu có): 01 bản sao.
Bước 5:
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định giao và phê duyệt phương án khai thác tài sản hoặc có văn bản hỏi đáp trong trường hợp đề nghị giao và khai thác tài sản không phù hợp.
Bước 6:
Quyết định giao và phê duyệt phương án khai thác tài sản gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Tên cơ quan được giao tài sản;
- Hình thức khai thác tài sản (bán đấu giá);
- Danh mục tài sản (tên tài sản; địa chỉ; loại hình công trình; năm đưa vào sử dụng; diện tích; công suất, số hộ sử dụng nước theo thiết kế và thực tế; giá trị; tình trạng tài sản);
- Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Bước 7:
Căn cứ Quyết định giao và phê duyệt phương án khai thác tài sản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch chủ trì, phối hợp với bên giao, cơ quan tài chính cùng cấp để thực hiện việc bàn giao, tiếp nhận tài sản. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản phải được lập thành biên bản.
Bước 8:
Sau khi tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch, cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện việc bán đấu giá tài sản theo quy định tại Điều 8 Nghị định 43/2022/NĐ-CP.
Lưu ý: Trong thời gian triển khai phương án khai thác (bán đấu giá) tài sản, cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch có trách nhiệm thực hiện việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch theo quy định tại Nghị định này, pháp luật về sản xuất, kinh doanh nước sạch và pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?