Đối tượng được ký giấy cho bệnh nhân trước khi mổ? Bệnh nhân có quyền được cung cấp thông tin về đầy đủ tình trạng bệnh của mình không?

Bệnh nhân có được quyền được cung cấp thông tin về đầy đủ tình trạng bệnh của mình không? Đối tượng được ký giấy cho bệnh nhân trước khi mổ? Bệnh nhân có các nghĩa vụ gì khi khám, chữa bệnh?

Bệnh nhân có được quyền được cung cấp thông tin về đầy đủ tình trạng bệnh của mình không?

Hiện nay, theo quy định tại Điều 11 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (có hiệu lực từ 01/01/2024) được quy định như sau:

Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Lựa chọn phương pháp khám bệnh, chữa bệnh sau khi được cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, kết quả, rủi ro có thể xảy ra, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 40 của Luật này.
2. Chấp nhận hoặc từ chối tham gia nghiên cứu y sinh học về khám bệnh, chữa bệnh.

Theo đó, sau khi được cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, kết quả, rủi ro có thể xảy ra thì được lựa chọn phương pháp khám bệnh, chữa bệnh.

Tại Điều 12 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 cũng có quy định như sau:

Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh
1. Được đọc, xem, sao chụp, ghi chép hồ sơ bệnh án và cung cấp tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 69 của Luật này.
2. Được cung cấp và giải thích chi tiết về các khoản chi trả dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi có yêu cầu.

Theo các quy định trên thì có thể hiểu bệnh nhân có được quyền được cung cấp thông tin về đầy đủ tình trạng bệnh, từ các thông tin trên thì mới có thể đứa ra các lựa chọn phương pháp khám bệnh, chữa bệnh theo nhu cầu bản thân.

Căn cứ theo Điều 10 Luật Khám bệnh. chữa bệnh 2009 (Hết hiệu lực ngày 31/12/2023), quy định về quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh cụ thể như sau:

"Điều 10. Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Được cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, kết quả, rủi ro có thể xảy ra để lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điều trị.
2. Chấp nhận hoặc từ chối tham gia nghiên cứu y sinh học về khám bệnh, chữa bệnh.
3. Được lựa chọn người đại diện để thực hiện và bảo vệ quyền, nghĩa vụ của mình trong khám bệnh, chữa bệnh."

Theo đó, bệnh nhân có quyền được cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh của mình; các kết quả, rủi ro có thể xảy ra để lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điều trị phù hợp với thể trạng và điều kiện kinh tế của mình.

Bên cạnh đó, tại Điều 11 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, quy định về quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh được quy định như sau:

"Điều 11. Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh
1. Được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn bản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Được cung cấp thông tin về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giải thích chi tiết về các khoản chi trong hóa đơn thanh toán dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh."

Khám chữa bệnh

Khám chữa bệnh

Đối tượng được ký giấy cho bệnh nhân trước khi mổ?

Căn cứ vào Điều 13 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (có hiệu lực từ 01/01/2024) có quy định về quyền của người bệnh như sau:

Quyền được từ chối khám bệnh, chữa bệnh và rời khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc từ chối của mình sau khi đã được người hành nghề tư vấn, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 82 của Luật này.
2. Được rời khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chưa kết thúc chữa bệnh trái với chỉ định của người hành nghề nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc rời khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 82 của Luật này.

Đồng thời tại Điều 15 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định như sau:

Việc thực hiện quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bệnh là người chưa thành niên và người bệnh không có thân nhân
1. Trường hợp người bệnh là người thành niên và rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự nhưng trước đó đã có văn bản thể hiện nguyện vọng hợp pháp về khám bệnh, chữa bệnh của mình thì thực hiện theo nguyện vọng của người bệnh.
2. Trường hợp người bệnh là người thành niên và rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự nhưng trước đó không có văn bản thể hiện nguyện vọng hợp pháp về khám bệnh, chữa bệnh của mình thì thực hiện như sau:
a) Nếu có người đại diện quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 8 của Luật này thì thực hiện theo quyết định của người đại diện;
b) Nếu không có người đại diện quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 8 của Luật này thì thực hiện theo quyết định của người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Trường hợp người bệnh là người chưa thành niên thì thực hiện như sau:
a) Nếu có người đại diện quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 8 của Luật này thì thực hiện theo quyết định của người đại diện;
b) Nếu không có người đại diện quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 8 của Luật này thì thực hiện theo quyết định của người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Theo đó, trước khi mổ mà người bệnh là người thành niên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì sẽ được ký vào văn bản thể hiện nguyện vọng hợp pháp về khám bệnh, chữa bệnh của mình.

Trường hợp là người thành niên và rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người ký sẽ như sau:

+ Nếu có người đại diện theo điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 8 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 thì thực hiện theo quyết định của người đại diện;

+ Nếu không có người đại diện theo điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 8 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 thì thực hiện theo quyết định của người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Trường hợp người bệnh là người chưa thành niên thì thực hiện như sau:

+ Nếu có người đại diện quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 8 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 thì thực hiện theo quyết định của người đại diện;

+ Nếu không có người đại diện quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 8 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 thì thực hiện theo quyết định của người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Trước đây, trong trường hợp bệnh nhân tỉnh táo và có thể tự quyết định thì quyền quyết định thuộc về bệnh nhân, đây là quyền nhân thân của bệnh nhân và cơ sở khám chữa bệnh hoặc bất kỳ ai cũng không có quyền can thiệp khác. Cụ thể là quy định tại Điều 12 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 (Hết hiệu lực ngày 31/12/2023) :

"Điều 12. Quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Được từ chối xét nghiệm, sử dụng thuốc, áp dụng thủ thuật hoặc phương pháp điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc từ chối của mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này.
2. Được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chưa kết thúc điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của người hành nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này."

Trường hợp bệnh nhân hôn mê, mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện của người bệnh hoặc bác sĩ điều trị sẽ được phép quyết định việc điều trị, cụ thể là quy định tại Điều 13 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009:

"Điều 13. Quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
1. Trường hợp người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì người đại diện hợp pháp của người bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh.
2. Trường hợp cấp cứu, để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người bệnh, nếu không có mặt người đại diện hợp pháp của người bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh."

Về người đại diện trong trường hợp người bệnh mất năng hành vi thì áp dụng quy định tại Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015:

"Điều 53. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:
1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ;
2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ;
3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ."

Như vậy, trường hợp bà bạn phẫu thuật nếu vẫn còn tỉnh táo và tự quyết định được thì bà bạn được quyền đồng ý hay từ chối điều trị.

Bệnh nhân có các nghĩa vụ gì khi khám, chữa bệnh?

Nghĩa vụ của bệnh nhân được quy định tại các Điều 16, Điều 17, Điều 18 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (có hiệu lực từ 01/01/2024) như sau:

- Nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

+ Tôn trọng người hành nghề; không được đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh

+ Cung cấp trung thực và chịu trách nhiệm về thông tin liên quan đến nhân thân, tình trạng sức khỏe của mình, hợp tác đầy đủ với người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

+ Chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề.

+ Chấp hành và yêu cầu thân nhân, người đến thăm mình chấp hành nội quy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

- Nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh

+ Người bệnh tham gia bảo hiểm y tế có nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

+ Người bệnh không tham gia bảo hiểm y tế có nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

Trước đây, theo các quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 (Hết hiệu lực ngày 31/12/2023) quy định về nghĩa vụ của người bệnh cụ thể như sau:

- Nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề

Tôn trọng và không được có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề và nhân viên y tế khác.

- Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh

+ Cung cấp trung thực thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe của mình, hợp tác đầy đủ với người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

+ Chấp hành chỉ định chẩn đoán, điều trị của người hành nghề, trừ trường hợp quy định tại Điều 12 của Luật này.

+ Chấp hành và yêu cầu người nhà của mình chấp hành nội quy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

- Nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh

Người bệnh có trách nhiệm chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp được miễn, giảm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người bệnh tham gia bảo hiểm y tế thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Bệnh nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm của y tá hành chính khi bệnh nhân ra viện được quy định như thế nào?
Pháp luật
Đối tượng được ký giấy cho bệnh nhân trước khi mổ? Bệnh nhân có quyền được cung cấp thông tin về đầy đủ tình trạng bệnh của mình không?
Pháp luật
Bệnh nhân không cung cấp đúng thông tin về tình trạng sức khỏe có bị phạt tiền hay không theo quy định?
Pháp luật
Bác sĩ làm việc tại khoa tim mạch thuộc bệnh viện thành phố câu kết với một số điều dưỡng, y tá tiến hành nhập thuốc để tại phòng làm việc riêng của mình để bán cho bệnh nhân bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Bác sĩ có được quyền từ chối tiêm thuốc bệnh nhân tự đem tới không? Khi nào bác sĩ được quyền từ chối khám chữa bệnh cho bệnh nhân?
Pháp luật
Bệnh nhân có nhiều bệnh lý kèm theo, chi phí điều trị cao khi tham gia BHYT sẽ được đảm bảo nhiều quyền lợi hơn so với trước đây?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh nhân
23,159 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh nhân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào