Đối tượng được đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm những tổ chức, cá nhân nào?
Đối tượng được đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm những tổ chức, cá nhân nào?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 37/2019/TT-BCT quy định về đối tượng đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại như sau:
Đối tượng đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Đối tượng đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm:
1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hóa bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để sản xuất;
3. Các tổ chức, cá nhân khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.
Theo quy định trên, đối tượng đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại gồm tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hóa bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để sản xuất.
Đồng thời các tổ chức, cá nhân khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định cũng có quyền đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Biện pháp phòng vệ thương mại (Hình từ Internet)
Tiêu chí xem xét để miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại là gì?
Theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 37/2019/TT-BCT quy định về tiêu chí xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại như sau:
Tiêu chí xem xét và hình thức miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
...
2. Trong từng vụ việc cụ thể, việc xem xét hàng hóa được đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong phạm vi quy định tại Điều 10 Thông tư này dựa trên một hoặc một số tiêu chí như sau:
a) Quy định về danh mục hàng hóa trong nước không sản xuất được, kết luận điều tra, quy chuẩn, tiêu chuẩn, ý kiến cơ quan, tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng, các tài liệu kỹ thuật liên quan khác;
b) Thành phần; đặc tính vật lý; đặc tính hóa học; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; mục đích sử dụng;
c) Khả năng sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước so với hàng hóa được đề nghị xem xét miễn trừ;
d) Khả năng thay thế của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước với hàng hóa được đề nghị xem xét miễn trừ.
Theo Điều 10 Thông tư 37/2019/TT-BCT quy định về phạm vi miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại như sau:
Phạm vi miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời, biện pháp phòng vệ thương mại chính thức đối với một số hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Hàng hóa trong nước không sản xuất được;
2. Hàng hóa có đặc điểm khác biệt với hàng hóa sản xuất trong nước mà hàng hóa sản xuất trong nước đó không thể thay thế được;
3. Hàng hóa là sản phẩm đặc biệt của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;
4. Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không được bán trên thị trường trong nước trong cùng điều kiện thông thường;
5. Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không đáp ứng đủ lượng sử dụng trong nước;
6. Hàng hóa nhập khẩu nằm trong tổng lượng đề nghị miễn trừ quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều này phục vụ mục đích nghiên cứu, phát triển và các mục đích phi thương mại khác.
Theo đó, trong từng vụ việc cụ thể, việc xem xét hàng hóa được đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong phạm vi quy định tại Điều 10 nêu trên này dựa trên một hoặc một số tiêu chí được quy định tại khoản 2 Điều 13 nêu trên.
Miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm những hình thức nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 37/2019/TT-BCT về hình thức miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại như sau:
Tiêu chí xem xét và hình thức miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
...
3. Trong từng vụ việc cụ thể, việc xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo một trong các hình thức thực hiện sau:
a) Không giới hạn về đối tượng sử dụng, mục đích sử dụng, khối lượng, số lượng hàng hóa được miễn trừ trong trường hợp phân biệt được sự khác biệt giữa hàng hóa đề nghị miễn trừ và hàng hóa đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
b) Hạn chế về khối lượng, số lượng hàng hóa được miễn trừ, mục đích được miễn trừ.
...
Như vậy, trong từng vụ việc cụ thể, việc xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được thực hiện theo hình thức hạn chế về khối lượng, số lượng hàng hóa được miễn trừ, mục đích được miễn trừ.
Hoặc không giới hạn về đối tượng sử dụng, mục đích sử dụng, khối lượng, số lượng hàng hóa được miễn trừ trong trường hợp phân biệt được sự khác biệt giữa hàng hóa đề nghị miễn trừ và hàng hóa đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?