Đội trưởng đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở khi tham gia các hoạt động huấn luyện có được hưởng thêm tiền bồi dưỡng hay không?
- Đội trưởng đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở khi tham gia các hoạt động huấn luyện có được hưởng thêm tiền bồi dưỡng hay không?
- Tiền bồi dưỡng khi tham gia các hoạt động huấn luyện của Đội trưởng đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở do đối tượng nào chi trả?
- Đối tượng nào có trách nhiệm chỉ đạo việc thực tập phương án chữa cháy cần huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia?
Đội trưởng đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở khi tham gia các hoạt động huấn luyện có được hưởng thêm tiền bồi dưỡng hay không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 46 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001 được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 thì lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được hưởng chế độ, chính sách trong thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và khi trực tiếp chữa cháy.
Đồng thời, đối chiếu theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với người tham gia chữa cháy và đối với thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành:
Theo đó, trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy thì đội trưởng đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở ngoài việc được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) thì mỗi ngày còn được hưởng một khoản tiền bồi dưỡng bằng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng.
Bên cạnh đó, đội trưởng đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành hoạt động theo chế độ không chuyên trách ngoài việc được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) còn được hưởng hỗ trợ thường xuyên do cơ quan, tổ chức quản lý chi trả.
Căn cứ vào điều kiện thực tế, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định, mức hỗ trợ cho từng chức danh nhưng không thấp hơn hệ số 0,2 lương tối thiểu vùng.
Lưu ý: đội trưởng đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy nếu bị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết thì được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí.
Trong trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm.
Đội trưởng đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở khi tham gia các hoạt động huấn luyện có được hưởng thêm tiền bồi dưỡng hay không? (Hình từ Internet)
Tiền bồi dưỡng khi tham gia các hoạt động huấn luyện của Đội trưởng đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở do đối tượng nào chi trả?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2021/TT-BLĐTBXH về trợ cấp, tiền bồi dưỡng đối với thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy:
Theo đó, tiền bồi dưỡng khi tham gia các hoạt động huấn luyện của Đội trưởng đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở do đơn vị quản lý trực tiếp chi trả.
Trong đó, khoản tiền bồi dưỡng là 0,3 ngày lương tối thiểu vùng*.
(*) Ngày lương tối thiểu vùng được xác định bằng mức lương tối thiểu vùng theo tháng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động ở doanh nghiệp trên địa bàn vùng I do Chính phủ quy định tại thời điểm thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy chia cho 26 ngày.
Đối tượng nào có trách nhiệm chỉ đạo việc thực tập phương án chữa cháy cần huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia?
Căn cứ tại Điều 52 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địa phương và có nhiệm vụ cụ thể sau đây:
a) Ban hành các quy định về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương;
b) Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương; xử lý các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền;
c) Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy cho nhân dân, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;
d) Đầu tư ngân sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
đ) Bảo đảm điều kiện về thông tin báo cháy, đường giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy;
e) Quy hoạch địa điểm, đề xuất cấp đất và xây dựng doanh trại cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
g) Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy cần huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia;
h) Chỉ đạo tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy;
i) Thống kê, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên, Chính phủ và Bộ Công an về phòng cháy và chữa cháy.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy cần huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?