Đổi tên bến thủy nội địa theo tên của cơ quan nhà nước thì có trái với quy định của pháp luật hay không?

Cho tôi hỏi, nếu muốn đổi tên bến thủy nội địa theo tên của một cơ quan nhà nước thì không biết điều này có được phép hay không hay là trái với quy định pháp luật? Bộ Giao thông vận tải có thẩm quyền trong việc giải quyết việc đổi tên không? Câu hỏi của anh Nhựt từ TP.HCM.

Đổi tên bến thủy nội địa theo tên của cơ quan nhà nước thì có trái với quy định của pháp luật hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về việc đặt tên cho khu neo đậu như sau:

Đặt tên, đổi tên cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu
1. Cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu phải đặt tên và theo nguyên tắc sau đây:
a) Cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu được đặt tên khi lập dự án đầu tư xây dựng hoặc khi công bố đưa vào sử dụng;
b) Không đặt tên cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trùng nhau trên một địa bàn cấp tỉnh, không gây nhầm lẫn với tên của cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu đã công bố hoặc không đúng với tên gọi, chức năng của cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu đó;
c) Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để đặt tên hoặc một phần tên riêng của cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trừ trường hợp có sự đồng ý của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
d) Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu;
đ) Tên cảng, bến thủy nội địa viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo tên bằng tiếng Anh, bắt đầu là cụm từ “Cảng thủy nội địa” hoặc “Bến thủy nội địa” hoặc “Khu neo đậu”, tiếp theo là tên riêng của cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.
...

Theo quy định thì chủ sở hữu bến thủy nội địa không được đặt tên cho bến thủy theo theo tên của cơ quan nhà nước hoặc đơn vị lực lượng vũ trang, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để đặt tên, một phần tên riêng của cảng.

Tuy nhiên, nếu chủ sở hữu đã xin ý kiến về việc lấy tên của cơ quan nhà nước để đặt tên cho bến thủy nội địa của mình đã được cơ quan nhà nước đó đồng ý thì chủ sở hữu không có vi phạm quy đinh pháp luật.

Bên cạnh đó, chủ sở hữu khi tiến hành đặt tên cho bên thủy nội địa của mình cũng cần lưu ý một số điều sau:

(1) Bến thủy nội địa được đặt tên khi lập dự án đầu tư xây dựng hoặc khi công bố đưa vào sử dụng;

(2) Không đặt tên cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trùng nhau trên một địa bàn cấp tỉnh, không gây nhầm lẫn với tên của cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu đã công bố hoặc không đúng với tên gọi, chức năng của cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu đó;

(3) Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu;

(4) Tên cảng, bến thủy nội địa viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo tên bằng tiếng Anh, bắt đầu là cụm từ “Cảng thủy nội địa” hoặc “Bến thủy nội địa” hoặc “Khu neo đậu”, tiếp theo là tên riêng của cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.

Đổi tên bến thủy nội địa theo tên của cơ quan nhà nước thì có trái với quy định của pháp luật hay không?

Đổi tên bến thủy nội địa theo tên của cơ quan nhà nước thì có trái với quy định của pháp luật hay không? (Hình từ Internet)

Việc đổi tên cho bên thủy nội địa sẽ được giải quyết trong thời hạn bao nhiêu ngày?

Căn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về việc đổi tên bến thủy nội địa như sau:

Đặt tên, đổi tên cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu
...
2. Khi có nhu cầu đổi tên cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu, chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu có đơn đề nghị theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này có văn bản chấp thuận đổi tên cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.

Như vậy, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của chủ sở hữu bến thủy nội địa theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 08/2021/NĐ-CP TẢI VỀ, cơ quan có thẩm quyển sẽ có văn bản chấp thuận đổi tên bến thủy nội địa cho chủ sở hữu.

Bộ Giao thông vận tải có thẩm quyền trong việc giải quyết đơn đề nghị đổi tên bến thủy nội địa không?

Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 08/2021/NĐ-CP nêu trên thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc đổi tên bến thủy nội địa được quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 08/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng cảng, bến thủy nội địa
...
2. Thẩm quyền thỏa thuận
a) Bộ Giao thông vận tải thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài;
b) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng cảng thủy nội địa trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, cảng thủy nội địa có vùng nước, vùng đất vừa trên đường thủy nội địa quốc gia vừa trên đường thủy nội địa địa phương, cảng thủy nội địa trong vùng nước cảng biển nối với đường thủy nội địa quốc gia, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này và các trường hợp khác do Bộ Giao thông vận tải quyết định;
c) Sở Giao thông vận tải thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng cảng thủy nội địa trên đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương, cảng thủy nội địa trong vùng nước cảng biển nối với đường thủy nội địa địa phương và bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này và các trường hợp khác do Bộ Giao thông vận tải quyết định.
...

Như vậy, Bộ Giao thông vận tải sẽ có thẩm quyền giải quyết đơn đề nghị đổi tên bến thủy nội địa nếu như bến cho chức năng tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.

Bến thủy nội địa TẢI VỀ TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN BẾN THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bến thủy nội địa không trang bị đủ thiết bị phòng cháy, chữa cháy bị phạt thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn về việc khai nộp phí, lệ phí thu được từ công tác Quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa địa bàn tỉnh Cà Mau ra sao?
Pháp luật
Lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa hiện nay là bao nhiêu? Có được thu lệ phí này đối với các phương tiện vào tránh bão hay không?
Pháp luật
Trường hợp phát hiện công trình, cảng, bến thủy nội địa không bảo đảm an toàn mà người đại diện vắng mặt thì tổ tuần tra có được lập biên bản không?
Pháp luật
Trình tự thực hiện thủ tục gia hạn hoạt động bến thủy nội địa như thế nào? Lệ phí gia hạn hoạt động bến thủy nội địa là bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị đổi tên bến thủy nội địa mới nhất hiện nay như thế nào? Trình tự thực hiện đổi tên bến thủy nội địa ra sao?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị công bố chuyển bến thủy nội địa thành cảng thủy nội địa mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vào bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ gồm những thành phần nào?
Pháp luật
Bến khách ngang sông là gì? Ai sẽ là người có thẩm quyền công bố hoạt động bến khách ngang sông?
Pháp luật
Phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa gồm các loại nào? Đối tượng nào phải nộp phí, lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa?
Pháp luật
Tổ chức thu phí, lệ phí tại cảng, bến thủy nội địa có được phép giữ lại một phần tiền phí thu được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bến thủy nội địa
1,111 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bến thủy nội địa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bến thủy nội địa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào