Đội phó Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp có được nhận ủy quyền để thay Đội trưởng giải quyết công việc không?
- Có bao nhiêu Đội phó trong Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp?
- Đội phó Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp sẽ có những trách nhiệm và quyền hạn gì?
- Đội phó Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp có được nhận ủy quyền để thay Đội trưởng giải quyết các công việc của Đội không?
Có bao nhiêu Đội phó trong Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp?
Căn cứ Điều 3 Quy chế hoạt động của Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2216/QĐ-BTP năm 2022 quy định về tổ chức Đội ứng cứu sự cố như sau:
Tổ chức Đội ứng cứu sự cố
1. Đội ứng cứu sự cố được thành lập theo Quyết định số 1246/QĐ-BTP ngày 30/05/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thành lập Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp, Đội ứng cứu sự cố bao gồm: Đội trưởng, 02 Đội phó và các thành viên. Đội trưởng Đội ứng cứu sự cố được sử dụng con dấu của Cục Công nghệ thông tin để thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
2. Bộ phận Thường trực Đội ứng cứu sự cố được đặt tại Cục Công nghệ thông tin; địa chỉ: 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội; Số điện thoại Bộ phận thường trực: 024.62739717; email: ungcuusuco@moj.gov.vn.
Theo quy định thì Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp bao gồm: Đội trưởng, 02 Đội phó và các thành viên.
Như vậy, trong Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp sẽ có 02 Đội phó.
Đội phó Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp có được nhận ủy quyền để thay Đội trưởng giải quyết các công việc của Đội không? (Hình từ Internet)
Đội phó Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp sẽ có những trách nhiệm và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 13 Quy chế hoạt động của Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2216/QĐ-BTP năm 2022 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Đội phó như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Đội phó
1. Thực hiện các nhiệm vụ của Đội ứng cứu sự cố được phân công; chịu trách nhiệm trước Đội trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
2. Giúp Đội trưởng điều hành các hoạt động của Đội ứng cứu sự cố, chịu trách nhiệm trước Đội trưởng về nhiệm vụ được giao.
3. Chỉ đạo các thành viên trong các hoạt động xử lý sự cố theo thẩm quyền và nhiệm vụ được phân công; thay mặt Đội trưởng điều hành các hoạt động của Đội ứng cứu sự cố khi được ủy quyền.
4. Tham gia góp ý, đề xuất xây dựng Kế hoạch hoạt động hàng năm của Đội ứng cứu sự cố; tham gia các hoạt động diễn tập ứng cứu sự cố, các khóa đào tạo, bồi dưỡng về an ninh, an toàn thông tin và ứng cứu sự cố.
Như vậy, Đội phó Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp sẽ có những trách nhiệm và quyền hạn theo quy định pháp luật nêu trên.
Đội phó Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp có được nhận ủy quyền để thay Đội trưởng giải quyết các công việc của Đội không?
Căn cứ Điều 6 Quy chế hoạt động của Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2216/QĐ-BTP năm 2022 quy định về chế độ làm việc của Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp như sau:
Chế độ làm việc
1. Thành viên Đội ứng cứu sự cố làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành. Khi xảy ra sự cố phải ưu tiên cho hoạt động của Đội ứng cứu sự cố, thực hiện nghiêm túc sự triệu tập, điều phối của Đội trưởng hoặc Đội phó khi được ủy quyền.
2. Bộ phận Thường trực Đội ứng cứu sự cố giúp Đội trưởng trong hoạt động điều phối, ứng cứu sự cố.
3. Đội trưởng triệu tập thành viên Đội ứng cứu sự cố, tổ chức phiên họp theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc theo yêu cầu của cơ quan cấp trên. Thời gian và địa điểm họp do Đội trưởng quyết định.
4. Đội trưởng triệu tập và điều phối các thành viên khi có sự cố xảy ra; khi vắng mặt, ủy quyền cho 01 Đội phó thực hiện thẩm quyền của mình. Đội phó khi được ủy quyền được sử dụng thẩm quyền của Đội trưởng để điều phối các hoạt động và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.
5. Thẩm quyền ký ban hành văn bản của Đội ứng cứu sự cố thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc theo phân công, ủy quyền.
Theo quy định thì khi xảy ra sự cố phải ưu tiên cho hoạt động của Đội ứng cứu sự cố, thực hiện nghiêm túc sự triệu tập, điều phối của Đội phó Đội phó Đội ứng cứu sự cố khi được ủy quyền.
Như vậy, Đội phó Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp được nhận ủy quyền từ Đội trưởng để thay mặt giải quyết các công việc của đội khi Đội trưởng vắng mặt.
Đội phó khi được ủy quyền sẽ được sử dụng thẩm quyền của Đội trưởng để điều phối các hoạt động và phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 2 năm 2025 có ý nghĩa như thế nào? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh theo Luật Đất đai mới nhất là gì?
- Mẫu hợp đồng lao động với người cao tuổi? Người lao động cao tuổi được áp dụng chế độ làm việc như thế nào?
- Năm 2025, tài xế xe khách lắp thêm hay bớt ghế, giường nằm không đúng quy định bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15 trong hoạt động xây dựng?