Doanh thu bộ phận có bao gồm phần lỗ của các khoản đầu tư tài chính? Công thức tính kết quả kinh doanh của bộ phận?
- Doanh thu bộ phận là gì? Doanh thu bộ phận có bao gồm phần lỗ của các khoản đầu tư tài chính?
- Kết quả kinh doanh của bộ phận được tính theo công thức nào? Kết quả kinh doanh của bộ phận có đồng thời là doanh thu bộ phận?
- Doanh thu bộ phận từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng bên ngoài phải được báo cáo riêng biệt đúng không?
Doanh thu bộ phận là gì? Doanh thu bộ phận có bao gồm phần lỗ của các khoản đầu tư tài chính?
Theo Mục 15 Chuẩn mực kế toán số 28 Ban hành và công bố theo Quyết định 12/2005/QĐ-BTC quy định như sau:
Định nghĩa doanh thu, chi phí, kết quả, tài sản và nợ phải trả bộ phận.
15. Các thuật ngữ dưới đây sử dụng trong Chuẩn mực này được hiểu như sau:
Doanh thu bộ phận: là doanh thu trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tính trực tiếp hoặc phân bổ cho bộ phận, bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ra bên ngoài và doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho bộ phận khác của doanh nghiệp. Doanh thu bộ phận không bao gồm:
a) Thu nhập khác;
b) Doanh thu từ tiền lãi hoặc cổ tức, kể cả tiền lãi thu được trên các khoản ứng trước hoặc các khoản tiền cho các bộ phận khác vay, trừ khi hoạt động của bộ phận chủ yếu là hoạt động tài chính; hoặc
c) Lãi từ việc bán các khoản đầu tư hoặc lãi từ việc xóa nợ trừ khi hoạt động của bộ phận đó chủ yếu là hoạt động tài chính.
Doanh thu của bộ phận bao gồm cả phần lãi hoặc lỗ do đầu tư vào công ty liên kết, công ty liên doanh hoặc các khoản đầu tư tài chính khác được hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu khi các khoản doanh thu đó nằm trong doanh thu hợp nhất của tập đoàn.
...
Theo đó, doanh thu bộ phận là doanh thu trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tính trực tiếp hoặc phân bổ cho bộ phận, bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ra bên ngoài và doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho bộ phận khác của doanh nghiệp.
Doanh thu của bộ phận bao gồm cả phần lãi hoặc lỗ do đầu tư vào công ty liên kết, công ty liên doanh hoặc các khoản đầu tư tài chính khác được hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu khi các khoản doanh thu đó nằm trong doanh thu hợp nhất của tập đoàn.
Doanh thu bộ phận có bao gồm phần lỗ của các khoản đầu tư tài chính? Công thức tính kết quả kinh doanh của bộ phận? (hình từ internet)
Kết quả kinh doanh của bộ phận được tính theo công thức nào? Kết quả kinh doanh của bộ phận có đồng thời là doanh thu bộ phận?
Theo Mục 15 Chuẩn mực kế toán số 28 Ban hành và công bố theo Quyết định 12/2005/QĐ-BTC quy định như sau:
15. Các thuật ngữ dưới đây sử dụng trong Chuẩn mực này được hiểu như sau:
...
f) Chi phí hành chính chung và các chi phí khác phát sinh liên quan đến toàn bộ doanh nghiệp. Các chi phí doanh nghiệp chi hộ bộ phận được coi là chi phí bộ phận nếu chi phí đó liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của bộ phận và những chi phí này có thể được tính trực tiếp hoặc phân bổ vào bộ phận đó một cách hợp lý.
Đối với bộ phận có hoạt động kinh doanh chủ yếu là hoạt động tài chính, thì doanh thu và chi phí từ tiền lãi được trình bày trên cơ sở thuần trong báo cáo bộ phận nếu báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất được trình bày trên cơ sở thuần.
Kết quả kinh doanh của bộ phận: Là doanh thu bộ phận trừ (-) chi phí bộ phận. Kết quả kinh doanh của bộ phận được xác định trước khi tính đến lợi ích của cổ đông thiểu số.
Như vậy, kết quả kinh doanh của bộ phận được tính theo công thức sau:
Kết quả kinh doanh bộ phận = Doanh thu bộ phận - Chi phí bộ phận |
Như vậy, kết quả kinh doanh của bộ phận chỉ có thể là doanh thu bộ phận khi chi phí bộ phận bằng 0.
Lưu ý: Kết quả kinh doanh của bộ phận được xác định trước khi tính đến lợi ích của cổ đông thiểu số.
Doanh thu bộ phận từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng bên ngoài phải được báo cáo riêng biệt đúng không?
Tại Mục 49 Chuẩn mực kế toán số 28 Ban hành và công bố theo Quyết định 12/2005/QĐ-BTC quy định như sau:
Báo cáo đối với bộ phận chính yếu
48. Các yêu cầu về trình bày nêu trong các đoạn từ 49 đến 61 cần phải được áp dụng cho mỗi bộ phận cần báo cáo dựa vào báo cáo bộ phận chính yếu của doanh nghiệp.
49. Doanh nghiệp phải trình bày doanh thu bộ phận đối với mỗi bộ phận cần báo cáo. Doanh thu bộ phận từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng bên ngoài và từ các giao dịch với các bộ phận khác phải được báo cáo riêng biệt.
50. Doanh nghiệp phải trình bày kết quả bộ phận đối với mỗi bộ phận cần báo cáo.
51. Nếu doanh nghiệp tính toán được lãi hoặc lỗ thuần của bộ phận hoặc có các chỉ tiêu khác đánh giá khả năng sinh lời của bộ phận ngoài kết quả bộ phận mà không có sự phân bổ tùy tiện, thì khuyến khích doanh nghiệp trình bày thêm các chỉ tiêu đó kèm theo những diễn giải phù hợp. Nếu các chỉ tiêu đó được tính toán dựa trên chính sách kế toán khác với chính sách kế toán áp dụng cho báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần trình bày rõ cơ sở tính toán chỉ tiêu đó trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
52. Khuyến khích doanh nghiệp trình bày thêm các chỉ tiêu để đánh giá hoạt động của bộ phận: Lợi nhuận gộp trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh hoặc lợi nhuận trước hoặc sau thuế.
Như vậy, doanh thu bộ phận từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng bên ngoài và từ các giao dịch với các bộ phận khác phải được báo cáo riêng biệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?