Doanh nghiệp viễn thông đóng góp tài chính không đầy đủ vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích thì bị xử phạt thế nào?
- Quỹ dịch vụ viễn thông công ích được hình thành từ những nguồn đóng góp nào?
- Doanh nghiệp viễn thông đóng góp tài chính không đầy đủ vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích thì bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp viễn thông đóng góp tài chính không đầy đủ vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích không?
Quỹ dịch vụ viễn thông công ích được hình thành từ những nguồn đóng góp nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Viễn thông 2009 về các nguồn hình thành Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam như sau:
Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam
1. Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận để hỗ trợ thực hiện chính sách của Nhà nước về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.
2. Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Đóng góp theo tỷ lệ doanh thu dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông;
b) Viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
c) Các nguồn hợp pháp khác.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam; quy định cơ chế đóng góp và sử dụng nguồn tài chính của Quỹ.
4. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy định về việc hạch toán, thu nộp các khoản đóng góp cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam; Quy chế quản lý tài chính Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.
Theo quy định trên, Quỹ dịch vụ viễn thông công ích được hình thành từ những nguồn sau:
+ Đóng góp theo tỷ lệ doanh thu dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông.
+ Viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
+ Các nguồn hợp pháp khác.
Doanh nghiệp viễn thông (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp viễn thông đóng góp tài chính không đầy đủ vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 5, điểm b khoản 8 Điều 26 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về dịch vụ viễn thông công ích như sau:
Vi phạm các quy định về dịch vụ viễn thông công ích
...
5. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đóng góp tài chính vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam không đúng thời hạn quy định;
b) Đóng góp tài chính không đầy đủ vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam;
c) Không thực hiện quyết toán số tiền phải đóng góp tài chính với Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi kinh phí đã chi không đúng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, điểm e khoản 4 và điểm a khoản 6 Điều này;
b) Buộc nộp lại số tiền đóng góp nghĩa vụ tài chính chậm nộp cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam và truy thu khoản tiền lãi của số tiền chậm nộp tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, các điểm d và đ khoản 4; khoản 5 và điểm b khoản 6 Điều này.
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo đó, doanh nghiệp viễn thông đóng góp tài chính không đầy đủ vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng.
Đồng thời doanh nghiệp vi phạm còn bị buộc nộp lại số tiền đóng góp nghĩa vụ tài chính chậm nộp cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam và truy thu khoản tiền lãi của số tiền chậm nộp tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp viễn thông đóng góp tài chính không đầy đủ vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích không?
Theo khoản 2 Điều 115 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 41 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng; phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, doanh nghiệp viễn thông đóng góp tài chính không đầy đủ vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất 170.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không có quyền xử phạt doanh nghiệp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?
- Ý nghĩa của ngày 23 tháng chạp? 23 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 23 tháng chạp âm lịch là ngày gì?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách mới nhất? Tải về mẫu phiếu?
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?