Doanh nghiệp vay lại vốn vay ODA có thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn cho vay lại như thế nào?
Doanh nghiệp vay lại vốn vay ODA có thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn cho vay lại như thế nào?
Doanh nghiệp vay lại vốn vay ODA có thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn cho vay lại như thế nào? (Hình từ Internet)
Theo Điều 7 Nghị định 97/2018/NĐ-CP có nêu về thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn cho vay lại vốn vay ODA như sau:
Thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn cho vay lại
1. Đối với bên vay lại là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn cho vay lại bằng thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài.
2. Đối với bên vay lại là đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp:
a) Thời hạn trả nợ bằng thời gian hoàn vốn trong dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng không vượt quá thời hạn trả nợ quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài;
b) Thời gian ân hạn bằng thời kỳ xây dựng cho đến khi dự án được đưa vào hoạt động nêu trong dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng không vượt quá thời gian ân hạn quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài;
c) Thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn cho vay lại được tính từ khi bắt đầu thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn của khoản vay nước ngoài.
3. Trong trường hợp có chênh lệch về thời hạn và thời gian ân hạn giữa khoản vay nước ngoài và khoản cho vay lại, nguồn thu hồi nợ cho vay lại chưa trả nợ nước ngoài được đưa vào Quỹ Tích lũy trả nợ.
Như vậy, thời hạn trả nợ và hoàn vốn vay lại vốn ODA của doanh nghiệp như sau:
- Thời hạn trả nợ bằng thời gian hoàn vốn trong dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng không vượt quá thời hạn trả nợ quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài;
- Thời gian ân hạn bằng thời kỳ xây dựng cho đến khi dự án được đưa vào hoạt động nêu trong dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng không vượt quá thời gian ân hạn quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài;
- Thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn cho vay lại được tính từ khi bắt đầu thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn của khoản vay nước ngoài.
Lãi suất cho vay lại vốn vay ODA sẽ bao gồm những loại nào? Phí quản lý cho vay lại có tính chung vào lãi suất cho vay lại không?
Căn cứ vào Điều 8 Nghị định 97/2018/NĐ-CP quy định về lãi suất cho vay lại vốn vay ODA như sau:
Lãi suất cho vay lại
Lãi suất cho vay lại được quy định tại khoản 5 Điều 34 của Luật Quản lý nợ công bao gồm lãi suất Chính phủ vay nước ngoài, các khoản phí theo quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài, phí quản lý cho vay lại và dự phòng rủi ro cho vay lại.
Tại khoản 5 Điều 34 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định về nguyên tắc cho vay lại như sau:
Nguyên tắc cho vay lại
...
5. Lãi suất cho vay lại bao gồm lãi suất Chính phủ vay nước ngoài, các khoản phí theo quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài, phí quản lý cho vay lại và dự phòng rủi ro cho vay lại.
Theo quy định trên lãi suất cho vay lại vốn vay ODA bao gồm:
+ Lãi suất Chính phủ vay nước ngoài,
+ Các khoản phí theo quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài,
+ Phí quản lý cho vay lại
+ Dự phòng rủi ro cho vay lại.
Theo đó, phí quản lý cho vay lại sẽ được tính chung vào
Phí quản lý cho vay lại vốn ODA sẽ được tính như thế nào?
Tại Điều 10 Nghị định 97/2018/NĐ-CP quy định về mức phí quản lý cho vay lại vốn ODA sẽ được tính như sau:
Phí quản lý cho vay lại
1. Mức phí quản lý cho vay lại bằng 0,25%/năm tính trên dư nợ vay lại, cụ thể như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố chuyển trả cho cơ quan cho vay lại (Bộ Tài chính) 0,25%/năm;
b) Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trả cho cơ quan được ủy quyền cho vay lại 0,25%/năm. Trong đó, cơ quan được ủy quyền cho vay lại được hưởng 0,15%/năm và chuyển trả cho Bộ Tài chính 0,1%/năm.
2. Việc quản lý và sử dụng phí cho vay lại thực hiện theo cơ chế tài chính của cơ quan được ủy quyền cho vay lại. Việc quản lý và sử dụng phí cho vay lại của Bộ Tài chính thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, theo quy định trên mức phí quản lý cho vay lại bằng 0,25%/năm tính trên dư nợ vay lại, tùy vào từng trường hợp cụ thể:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố chuyển trả cho cơ quan cho vay lại (Bộ Tài chính) 0,25%/năm;
- Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trả cho cơ quan được ủy quyền cho vay lại 0,25%/năm. Trong đó, cơ quan được ủy quyền cho vay lại được hưởng 0,15%/năm và chuyển trả cho Bộ Tài chính 0,1%/năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?